Tóm tắt bài
Câu 1 (trang 147 sgk Tiếng Việt 4): Nói tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các bức tranh sau:
Gợi ý:
- Tên đồ chơi hoặc trò chơi
- Tranh 1. đồ chơi: diều; trò chơi: thả diều.
- Tranh 2: đồ chơi: đầu sư tử, đèn gió, đèn sao; trò chơi múa sư tử, rước đèn
- Tranh 3: đồ chơi: dây thừng, búp bê, bộ xếp hình nhà cửa - đồ nấu bếp; trò chơi: nhảy dây, trò chơi mẹ con, xếp mô hình nhà cửa - nấu cơm.
- Tranh 4: đồ chơi: ti vi, vật liệu xây dựng; trò chơi: trò chơi điện tử, lắp ghép hình.
- Tranh 5: đồ chơi, dây thừng, trò chơi, kéo co.
- Tranh 6: đồ chơi: khăn bịt mắt; trò chơi: bịt mắt bắt dê.
Câu 2 (trang 148 sgk Tiếng Việt 4): Tìm thêm từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác.
Gợi ý:
- Bơi lội, đá bóng, bóng chày, bóng rổ, bóng chuyền, cờ vua, cờ tướng, đấu kiếm...
Câu 3 (trang 148 sgk Tiếng Việt 4): Trong các đồ chơi, trò chơi kể trên:
a) Những trò chơi nào các bạn trai thường ưa thích? Những trò chơi nào các bạn gái thường ưa thích? Những trò chơi nào cả bạn trai lẫn bạn gái đều ưa thích?
b) Những đồ chơi, trò chơi nào có ích? Chúng có ích như thế nào? Chơi các đồ chơi, trò chơi ấy như thế nào thì chúng trở nên có hại?
c) Những đồ chơi, trò chơi nào có hại? Chúng có hại như thế nào?
Gợi ý:
Trong các trò chơi kể trên
a. Những trò chơi, bạn trai thường ưa thích: đá bóng, đá cầu, đấu kiếm, bắn súng, đánh cờ tướng, lái máy bay, lái tàu hỏa...
- Những trò chơi bạn gái thường ưa thích, búp bê, nhảy dây, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, bày cỗ...
- Những trò chơi cả bạn trai bạn gái đều ưa thích: thả diều, rước đèn, trò chơi điện tử, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt bắt dê, chim bay cò bay, cầu trượt..
b. Những đồ chơi, trò chơi có ích:
- Trò câu đố: tăng sự tư duy, trí thông minh
- Trò gia đình: giúp chúng ta trân trọng tình cảm gia đình hơn,...
c. Những đồ chơi, trò chơi có hại, có hại thế nào?
- Súng bắn đạn cao su (nguy hiểm), súng phun nước (làm ướt người khác), đấu kiếm (nguy hiểm), ná thun (giết hại chim, phá hoại môi trường, gây nguy hiểm nếu lỡ bắn trúng người )...
Câu 4 (trang 148 sgk Tiếng Việt 4): Tìm các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.
M: say mê
Gợi ý:
- Thích thú, say sưa, vui vẻ, hứng thú, đam mê, ham thích...
- Thông qua bài giảng Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi, các em cần nắm và rèn luyện được những nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản và trọng tâm nhất như:
- Biết vận dụng kiến thức đã học để kể tên một số đồ chơi - trò chơi.
- Giáo dục các em có ý thức khi tham gia trò chơi.
- Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc để chuẩn bị thật tốt cho tiết học sau.