Dàn ý Nghị luận văn học và tình thương

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài: Dàn ý Nghị luận văn học và tình thương

Hướng dẫn giải

A. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Văn học là nhân học - M.Gorki.

- Trích dẫn vấn đề: Mối quan hệ giữa văn học và tình thương: Văn học và tình thương có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Giải thích khái niệm

- Văn học là một bộ môn nghệ thuật, dùng ngôn từ làm phương thức thể hiện và dùng hình tượng nghệ thuật làm trung tâm thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả.

- Tình thương là tình cảm giữa con người với con người và con người với thế giới xung quanh. Tình thương là lòng đồng cảm, xót thương đối với những nỗi khổ đau của con người; là thái độ ca ngợi, trân trọng những vẻ đẹp, phẩm chất cao quý; là tiếng nói lên án, phê phán những điều xấu xa trong xã hội.

⇒ Văn học và tình thương có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau: Tình thương vừa là nguồn cảm hứng cho văn học vừa là “cái đích” mà văn học hướng đến.

Luận điểm 2: Tình thương là nguồn cảm hứng cho văn học.

- Tình thương là một đặc điểm tâm lý của con người, xuất hiện trong mọi thời đại, mọi hoàn cảnh.

- Để đáp ứng nhu cầu ghi lại tâm sự, truyền tải tình thương đến cộng đồng, văn học đã ra đời.

- Tình thương chính là nguồn đề tài, cảm hứng lớn cho các sáng tác văn học, gọi là văn học nhân đạo.

Luận điểm 3: Văn học thể hiện, hướng đến tình thương sâu thẳm trong con người.

- Một tác phẩm văn học chân chính phải hướng đến con người.

*Văn học thể hiện lòng đồng cảm, xót thương đối với những nỗi khổ đau, bất hạnh của con người.

- Nhiệm vụ của văn học, đặc biệt là nền văn học nhân đạo, nhân văn là đào sâu đến mọi góc khuất tối tăm trong tâm hồn con người, đưa những đau khổ, bất hạnh của những kiếp người nhỏ bé ra ánh sáng để đồng cảm, sẻ chia với họ.

    + Nỗi khổ đau, bất hạnh của những con người thấp cổ bé họng, là nạn nhân của cái đói, cái nghèo và những hủ tục của xã hội: nhà chị Dậu trong “Tắt đèn”, lão Hạc trong “Lão Hạc”, chú bé Hồng trong “Những ngày thơ ấu”, cô bé bán diêm trong “cô bé bán diêm”…

    + Nỗi cô đơn, lẻ loi, đau khổ của những người phụ nữ trong xã hội cũ: Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, Thúy Kiều trong “Truyện Kiều”…

*Văn học ca ngợi, trân trọng những vẻ đẹp, giá trị của con người

- Ca ngợi vẻ đẹp, giá trị của con người chính là biểu hiện của tư tưởng nhân văn.

    + Vẻ đẹp của người phụ nữ: Thúy Kiều, Vũ Nương, cô Tấm…

    + Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người: lòng tự trọng ( lão Hạc), sức phản kháng tiềm tàng (chị Dậu), lòng thương người (ông giáo), đức hi sinh và lòng vị tha ( cụ Bơ-men)…

    + Ca ngợi, trân tọng những tình cảm cao đẹp, trong sáng, những đạo lí làm người, tư tưởng truyền thống của dân tộc: tình mẫu tử ( Những ngày thơ ấu), tình vợ chồng, mẹ con ( Tắt đèn), hoặc trong chùm những câu ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất con người, lòng yêu nước thương dân ( Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô, Nước Đại Việt ta)

*Văn học là tiếng nói lên án, phê phán những điều xấu xa trong xã hội

- Phê phán những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội: Những ngày thơ ấu…

- Phê phán những thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống của con người: Tắt đèn, Truyện Kiều, Những ngày thơ ấu,…

C. Kết bài:

- Khẳng định lại mối quan hệ giữa văn học và tình thương.

- Liên hệ đến sự phát triển của trào lưu văn học nhân đạo qua các thời kì: văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại.

Copyright © 2021 HOCTAP247