Trang chủ Lớp 8 Soạn văn Lớp 8 SGK Cũ Viết bài tập làm văn số 7 - Văn nghị luận Dàn ý Giải thích câu nói "Có tài mà không có đức là người vô dụng. ..."

Dàn ý Giải thích câu nói "Có tài mà không có đức là người vô dụng. ..."

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài: Giải thích câu nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”

Hướng dẫn giải

A. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc Việt Nam muôn đời.Người đã để lại rất nhiều bài học quý giá cho thanh niên Việt Nam nói riêng và người dân cả nước nói chung.

- Nêu vấn đề, khái quát ý nghĩa câu nói: Câu nói “…” đã mang đến bài học quý giá về sự quan trọng của tài và đức trong mỗi con người.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Giải thích

- Tài là tài năng, trí tuệ

- Đức là đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp

- Có tài mà không có đức thì là người vô dụng: Có tài năng, trí tuệ nhưng lại không có đạo đức nghề nghiệp thì không giúp được gì cho xã hội

- Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó: Có đạo đức nhưng lại kém cỏi, ngu dốt thì khó làm được việc lớn.

⇒ Câu nói của Bác Hồ khẳng định tầm quan trọng của tài và đức trong một con người đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.

Luận điểm 2: Tại sao nói như vậy

- Tài và đức là hai phạm trù nói về phần bên trong của con người. Tài là trí tuệ, là sự hiểu biết, vốn tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp; đức là đạo đức cốt lõi của con người, là phẩm chất, lối sống cao đẹp, vì cộng đồng.

- Người có tri thức, có tài năng nếu như sống vì cộng đồng, sống cống hiến tài năng cho đất nước thì đáng được tôn vinh, trân trọng; nhưng nếu chỉ biết nghĩ cho bản thân mình, ích kỉ, gian xảo, mưu mô thì chỉ ngang với một người bất tài vô dụng. Thậm chí nếu dùng cái tài đó để trục lợi, vơ vét của dân của nước thì không khác gì một kẻ tội nhân bán nước.

- Người có đạo đức, sống chan hòa, luôn nghĩ đến người khác, tôn trọng đạo lí làm người nhưng lại không có đầu óc, ngu dốt, thì chẳng khác gì một ông bụt ngồi trong chùa, làm việc khó thành công, có thể còn ảnh hưởng đến công việc chung, sự nghiệp chung của tập thể.

- Tài năng và đạo đức tồn tại trong mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. Một công dân có ích cho xã hội phải là người biết rèn luyện song song cả tài và đức. Có như vậy mới có thể chung tay góp phần xây dựng đất nước phát triển giàu đẹp, xã hội công bằng văn minh.

- Trong lĩnh vực giáo dục và chính trị, việc đào tạo và chọn ra những người vừa có tài vừa có đức là vô cùng quan trọng.

    + Trong giáo dục: Nhà trường, thầy cô không chỉ dạy học sinh kiến thức mà còn phải dạy cách làm người, chú ý uốn nắn đạo đức cho học sinh.

    + Trong chính trị: Người lãnh đạo không chỉ cần có kiến thức sâu rộng, có tài năng lãnh đạo mà còn cần có đạo đức, phẩm chất trong sáng, tôn trọng công bằng, dân chủ, luôn sẵn sàng đặt quyền lợi của nhân dân, đất nước lên đầu. Có như vậy mới khiến nhân dân kính phục và tôn trọng, đất nước mới có thể phát triển mạnh mẽ.

Luận điểm 3: Bài học rút ra

- Tài và đức có tầm quan trọng như nhau, không nên xem nhẹ cái nào hơn cái nào mà cần phát triển song song.

Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề

- Phê phán một bộ phận người chỉ biết sống cho bản thân, vụ lợi, ích kỉ,…quan tham quan liêu, nhũng nhiễu của dân….

- Bên cạnh đó, còn có những người bảo thủ, trì trệ, không chịu học hỏi, tiếp thu những tiến bộ về khoa học kĩ thuật, văn hóa,…

C. Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa câu nói: Câu nói của Bác là bài học quý giá cho mỗi thanh niên Việt Nam trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân.

- Liên hệ bản thân: Chúng ta cần biết học tập và noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Copyright © 2021 HOCTAP247