Cùng tham khảo bài nghị luận chí khí anh hùng được CungHocVui tổng hợp và biên soạn để thấy sự nam nhi, tư tưởng yêu nước vĩ đại của Từ Hải cũng như thấy số phận của Thúy Kiều. Cũng như thấy được sự tài hoa của Nguyễn Du khi thể hiện qua ngữ điệu mạnh mẽ.
Nghị luận chí khí anh hùng
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.
Tác giả đã dùng hình ảnh ước lệ “hương lửa” để chỉ tình yêu giữa nam nữ của Từ Hải và Kiều. Hơn nửa năm, Kiều và Từ Hải đã có khoảng thời gian hạnh phúc bên nhau.
Thế nhưng, trong lúc tình cảm “đương nồng” thì người anh hùng “trượng phu” như Từ Hải lại bỗng nhiên “động lòng bốn phương”. Nguyễn Du đã dùng từ “thoắt” để cho thấy sự thay đổi bất ngờ nảy sinh không định trước trong tư tưởng của Từ Hải.
Xem thêm:
Phân tích chí khí anh hùng truyện Kiều
Dàn ý chi tiết phân tích chi khí anh hùng
Bởi chàng tưởng như sẽ có cuộc sống êm đềm, yên ấm ở nơi quê nhà cùng Thúy Kiều, nhưng chí khí anh hùng, muốn vẫy vùng bốn phương đã khiến chàng quyết chí cùng “Thanh gươm” và cưỡi trên” yên ngựa” để “lên đường” với khát vọng lớn của một bậc “trượng phu”.
Nguyễn Du đã miêu tả hình ảnh của Từ Hải bằng hai từ “trượng phu” để lột tả nét oai vệ của một người đàn ông có chí hướng lớn, không đóng khung tư tưởng trong một cuộc sống vợ chồng yên bình qua ngày, mà muốn đi nhiều nơi và làm việc trượng nghĩa cho nhân dân, cho nước nhà.
Nghị luận đoạn trích chí khí anh hùng
Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Hiểu được tâm ý của Từ Hải, Thúy Kiều chẳng những ủng hộ mà còn muốn “ một lòng xin đi” cùng chàng. Bởi nàng không chỉ hiểu được lẽ phu thê “Phận gái chữ tòng”, mà còn có ý ngưỡng mộ và muốn theo Từ Hải để đồng hành cùng lý tưởng lớn của chàng.
Hai câu thơ :”Từ rằng:”Tâm phúc tương tri,/ Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?” đã cho thấy được tuy là phận nữ nhi bé nhỏ, nhưng từ khi sống chung với Từ Hải, Thúy Kiều từ bao giờ cũng đã “Tâm phúc tương tri”, hiểu chàng đang nghĩ gì muốn gì và có lẽ trong lòng Kiều từ lâu quyết đồng hành cùng Từ Hải đến chân trời góc bể, đồng hành cùng chí hướng và lý tưởng của chàng.
Do đó, Kiều đã tự nhận mình “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”, nàng muốn thể hiện rõ với Từ Hải rằng nàng đã vượt ra khỏi thứ tình cảm cá nhân thông thường để xứng đáng làm vợ của một người anh hùng.
Bởi trong thời gian ấy, hình ảnh một người anh hùng được nâng lên đến tầm vũ trụ. Thế nên Từ Hải mới quyết từ bỏ cuộc sống vợ chồng viên mãn, bình lặng tìm đến khó khăn gian khổ với chí hướng lập công danh sự nghiệp, làm nên những điều phi thường, được người người ghi công, kính nể muôn đời.
Hình ảnh Từ Hải trong đoạn trích chí khí anh hùng
Cũng như Hoài Thanh đã từng nhận xét về Từ Hải rằng chàng :” không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương”.
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Thế nhưng, Từ Hải đã từ chối mong muốn của Kiều vì sợ nàng phải chịu khổ cùng mình khi chàng “bốn bể không nhà” nếu quyết chí ra đi, gây dựng sự nghiệp cho bản thân.
Từ Hải tuy hiểu được nỗi lòng chung thủy của Kiều, nhưng chàng cũng hiểu được một điều, đã là bậc nam nhi đại trượng phu khi chưa lập được đại công thì sao có thể kéo thêm người vợ tào khang của mình cùng chịu khổ nơi năm châu bốn bể.
Vì vậy, Từ Hải đã khéo léo vẻ nên một cảnh tượng huy hoàng ngày chàng về với “ mười vạn tinh binh” cùng “Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường”, là khi ấy chàng đã vinh quy trở về quê nhà với chức tước, công danh hiển hách, thì lúc đó Từ Hải mới dám “rước” Kiều về “nghi gia”, cho nàng một danh phận, cho nàng một cuộc sống vinh hoa phú quý với một phu quân anh hùng được muôn dân kính nể.
Câu thơ “Làm cho rõ mặt phi thường” tuy ngắn nhưng cách dùng từ mạnh mẽ của Nguyễn Du đã thể hiện Từ Hải là một người đàn ông có chí khí ngút trời với ý thức bản thân phải làm nên những điều phi thường mà ít người làm được. Từ Hải luôn nung nấu lý tưởng sống trọn chí trai, thỏa chí “tang bồng” để đem hạnh phúc vẻ vang về cho người phụ nữ mà mình yêu thương nhất.
Xem thêm:
Phân tích nhân vật Từ Hải trong chí khí anh hùng
Nghị luận chí khí anh hùng trong truyện Kiều của Nguyễn Du
Gió đưa bằng tiện đến kỳ dặm khơi.
Hai câu thơ cuối đã thể hiện quyết tâm cao độ của Từ Hải. Tác giả đã sử dụng từ “Quyết lời” và “dứt áo” mang phong cách mạnh mẽ, dứt khoát, không chút do sự của bậc trượng phu trước khi ra đi.
Đặc biệt nhất là câu thơ cuối trong đoạn trích “Gió đưa bằng tiện đến kỳ dặm khơi” được Nguyễn Du miêu tả thật thú vị nhưng cũng thật vĩ đại. Ông ví von hình ảnh Từ Hải như cánh chim cưỡi gió bay ngoài biển khơi, đầy hoài bão, đầy khát vọng của tuổi trẻ, của chí trai anh hùng ngoài khơi xa rộng lớn không biết mệt mỏi, không ngại gió sương, gian khổ.
Bên cạnh đó, ý nghĩa sâu xa hơn mà Nguyễn Du đã mượn ý của Trang Tử chính là hình ảnh những cánh chim khi cất đôi cánh rộng bay giữa trời và như thói quen thường trực, chúng phải chao liệng trên bầu trời bao la kia như những đám mây đến chín vạn dặm mới nghỉ ngơi, chứ không như những loài chim chỉ biết quẩn quanh trên cành cây, tìm chút thức ăn sống qua ngày.
Ý ám chỉ Từ Hải là một nhân vật phi phàm, không chỉ có sắc vóc cao lớn, oai vệ hơn người, mà còn có tinh thần, tư tưởng hướng về núi sông, nước nhà, nơi quan trường đầy gian nguy nhưng oanh liệt.
Hai câu thơ cuối cũng đã thể hiện rõ cái nhìn của Nguyễn Du về một người anh hùng, một đấng trượng phu đúng nghĩa đương thời. Ông không tả Từ Hải muốn có quyền lực như những “phường danh lợi” tham ô, thất đức, mà ông đã vẽ lên hình ảnh nhân vật Từ Hải muốn cưỡi mây đạp gió tạo công lao cho đất nước, cho nhân dân, sống một đời có ý nghĩa, được người đời ghi công, tưởng nhớ đến ngàn sau.
Bên cạnh đó, sự ủng hộ và muốn đi theo của Thúy Kiều chính là tư tưởng mới của người phụ nữ để xứng đáng với người chồng là một người đàn ông với lý tưởng lớn, chí khí phi thường. Thế nhưng nàng vẫn được cốt cách của một người phụ nữ đức hạnh như phong tục tập quán xưa nay “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” phù hợp với luân thường đạo lý.
Phân tích đoạn trích chí khí anh hùng trong truyện Kiều của Nguyễn Du
Nếu như hình ảnh Từ Hải được khắc họa với tầm vóc cao lớn lẫn về ngoại hình lẫn khao khát lập đại công, tạo dựng sự nghiệp vẻ vang của trang anh hùng. Song song đó, Nguyễn Du cũng đã vẽ nên hình tượng Thúy Kiều là một nữ nhân bạc mệnh nhưng vẫn giữ được cốt cách thanh cao, chung thủy của một người phụ nữ thục đức cùng tư tưởng lớn muốn thoát khỏi chuyện tình cảm tầm thường mà làm vợ của một đại trượng phu.
Bằng những từ ngữ miêu tả mạnh mẽ và thủ pháp ví von đầy thú vị nhưng có tính chất gợi hình đặc sắc. Những dòng thơ lục bát của Nguyễn Du đã khắc họa hình ảnh nhân vật Từ Hải thanh cao và oanh liệt của đấng nam nhi. Đó cũng là tư tưởng về một người anh hùng đúng nghĩa mà ông muốn truyền tải trong tác phẩm.
Đồng thời ông cũng muốn lên án xã hội nhiễu nhương, cùng “thói quan quyền” ngu dốt, u tối và tham lam lúc bấy giờ đã đẩy đất nước ngày càng đi đến bờ vực thẳm. Bên cạnh đó, Nguyễn Du cũng muốn thể hiện sự trân trọng đối với những người có khao khát phi thường, ước muốn về tự do công lý, được thỏa sức thực hiện ước mơ của bản thân. Cũng chính vì vậy mà Đại thi hài được người đời ca tụng là người có tầm nhìn xuyên không gian và thời gian quả thật không sai.
Hy vọng rằng, cunghocvui đã cung cấp đến bạn đọc bài văn tham khảo nghị luận chí khí anh hùng đầy đủ và chi tiết nhất, giúp bạn đọc có những giờ phút học tập thật thú vị và hiệu quả môn Ngữ Văn 10.
Copyright © 2021 HOCTAP247