Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Chí khí anh hùng - Truyện Kiều Phân tích nhân vật Từ Hải trong chí khí anh hùng có dàn ý chi tiết

Phân tích nhân vật Từ Hải trong chí khí anh hùng có dàn ý chi tiết

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Phân tích nhân vật Từ Hải trong chí khí anh hùng

     Thông qua ngòi bút tài tình của Nguyễn Du, hình ảnh nhân vật Từ Hải đã được khắc họa rõ nét và chân thật qua từng câu chữ. Từ Hải hiện lên là anh hùng“ đầu đội trời chân đạp đất”,khí phách ngạo nghễ, chí lớn ngút trời. Phân tích nhân vật Từ Hải trong chí khí anh hùng để hiểu hơn về hình ảnh và ý chí của nhân vật này.

 Phân tích nhân vật Từ Hải trong chí khí anh hùng- CungHocVui

Phân tích nhân vật Từ Hải trong chí khí anh hùng

Dàn ý phân tích nhân vật Từ Hải trong chí khí anh hùng

Mở bài

-     Giới thiệu đôi nét về Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

-     Giới thiệu về nhân vật Từ Hải: hình tượng trung tâm của đoạn trích chí khí anh hùng.

Thân bài

-     Nhắc lại đôi chút về cuộc gặp gỡ giữa Thúy Kiều và Từ Hải để điểm qua vài nét chung về nhân vật.

*Chí khí anh hùng của Từ Hải ( 4 câu thơ đầu)

=>Từ Hải với khát vọng vẫy vùng trời đất. Mặc dù đang chung sống hạnh phúc với Thúy Kiều nhưng vẫn quyết dứt áo ra đi. 

=>Dường như không cam tâm sống cuộc đời bình lặng bên người tri kỷ là Thúy Kiều. Từ Hải vẫn quyết “ động lòng bốn phương”.

*12 câu tiếp theo tập trung làm rõ hình ảnh Từ Hải với ý chí và quyết tâm lớn lao.

-     Trước lời cầu xin đi cùng của Thúy Kiều, Từ Hải vẫn nhẹ nhàng và cương quyết từ chối.

-     Từ Hải không muốn Thúy Kiều đi cùng dễ làm “vướng bận”, nhưng cũng thể hiện sự lo lắng cho “ thân nữ dặm trường”.

-     Từ Hải khuyên Kiều nên ở nhà chờ đợi.

 Phân tích nhân vật Từ Hải trong chí khí anh hùng- CungHocVui

Nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng

-     Không quên cho Kiều một lời hẹn ước, tiếp thêm ngọn lửa hi vọng cho Kiều:

“Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

-     Đồng thời trong đoạn trích thể hiện rõ nét ý chí quyết tâm cùng khát vọng vẫy vùng trời biển của Từ Hải.

“Quyết lời dứt áo ra đi

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

*Ý nghĩa hình ảnh Từ Hải

-     Thể hiện ước mơ của người anh hùng vĩ đại của mà tác giả mong muốn trong xã hội lúc bấy giờ.

-     Phân tích nhân vật Từ Hải trong chí khí anh hùng xây dựng ước mơ và khát vọng về tự do, công bằng.

*Nghệ thuật trong đoạn trích

-     Bút pháp miêu tả nhân vật thông qua lời nói, hành động và suy nghĩ của nhân vật.

-     Ngôn ngữ đối thoại trực tiếp

-     Hình ảnh ước lệ trong đoạn trích được thể hiện bằng danh từ, động từ, tính từ giàu tính biểu đạt.

Xem thêm:

Phân tích chí khí anh hùng truyện Kiều

Dàn ý chi tiết phân tích chi khí anh hùng

Kết bài

-     Tổng kết nội dung và giá trị nghệ thuật có trong đoạn trích.

Phân tích nhân vật Từ Hải trong chí khí anh hùng

 Phân tích nhân vật Từ Hải trong chí khí anh hùng- CungHocVui

Nhân vật Từ Hải chí khí ngút trời

     Truyện Kiều của Nguyễn Du với nội dung chính là kể về cuộc đời và hành trình lưu lạc của Thúy Kiều. Trong cuộc đời mình, nàng có duyên gặp gỡ và được Từ Hải cứu vớt ra khỏi đống “bùn nhơ” của cuộc đời. Thế nhưng, cuộc đời Từ Hải lại không chịu để sợi dây “tơ hồng” cột chặt. Sau nửa năm chúng sống Từ Hải quyết ra đi thực hiện giấc mộng lớn của cuộc đời.

     Phân tích nhân vật Từ Hải trong chí khí anh hùng để làm rõ nét hình ảnh, lời nói, hành động và tư tưởng của nhân vật. Có thể nói Từ Hải là nhân vật được Nguyễn Du gửi gắm nhiều nhất trong các tuyến nhân vật. Từ Hải như giấc mơ của Nguyễn Du, giấc mơ về công lý, và về sự tự do lúc bấy giờ.

     Sau khi rơi vào tay Tú Bà lần hai, Thúy Kiều lại quay trở lại lầu xanh. Cuộc đời Kiều lúc này dường như rơi vào bóng tối. Sự xuất hiện của Từ Hải như tia chớp, xóa tan mây mù trong cuộc đời của Thúy Kiều.

     Chân dung nhân vật này được Nguyễn Du “giới thiệu” khá ấn tượng. Hình ảnh  “ đấng anh hào” oai phong, lẫm liệt với tư thế và dung mạo phi thường:

                              Râu hùm, hàm én, mày ngài,

                         Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

     Sau khi cứu Kiều khỏi lầu xanh, giúp Kiều báo ân trả oán thì cả hai cùng chung sống với nhau. Từ Hải là không quan tâm đến việc Thúy Kiều đã từng sống tại lầu xanh. Từ Hải thể hiện tấm lòng bao dung, trân trọng với Thúy Kiều. 

     Cứ nghĩ rằng cuộc sống lứa đôi cứ thế yên ả trôi qua. Thế nhưng chỉ sau nửa năm mặn nồng, Từ Hải quyết dứt áo ra đi để thực hiện tiếp giấc mộng lớn của cuộc đời mình. Tuy rằng Từ Hải đa tình, vẫn tha thiết cuộc sống lứa đôi, thế nhưng hơn hết Từ Hải vẫn là người có khát vọng lớn.

     Nguyễn Du đã khéo léo đặt cả hai vào hoàn cảnh chia tay khá đối lập:

                              Nửa năm hương lửa đương nồng

                         Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

     Đang “ hương lửa mặn nồng”, “thoắt đã động lòng bốn phương”. Động từ “thoắt” đặt vào hoàn cảnh thể hiện sự nhanh chóng trong diễn biến tâm lý và hành động của nhân vật. 

     Chỉ đối với nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du mới trân trọng và gọi nhân vật này là Trượng Phu. Đây là cách gọi thể hiện sự tôn trọng của tác giả với nhân vật Từ Hải - bậc anh hùng cái thế. 

 Phân tích nhân vật Từ Hải trong chí khí anh hùng- CungHocVui

Nhân vật Từ Hải với khát vọng thời đại

     Thực ra việc ra đi chinh phục chí lớn trong cuộc đời đã được Từ Hải nung nấu từ lâu. Gặp gỡ và chung sống với Thúy Kiều chỉ là chặng hành trình trên con đường lớn, chứ không phải đích đến.

     Vậy nên, sau nửa năm chung sống, Từ Hải đã “quyết động lòng bốn phương”. Điều này có thể thấy ngọn lửa hoài bão không hề bị tình yêu lứa đôi dập tắt. Nó vẫn âm ỉ cháy và đã đến lúc thổi bừng lên.

     Cuộc chia tay nào cũng đều đau xót, ảm đạm và bi lụy. Thế nhưng khi phân tích nhân vật Từ Hải trong chí khí anh hùng chúng ta sẽ có cảm nhận hoàn toàn mới lạ. Cảnh chia tay này đã đạt đến đỉnh cao của cảm xúc, khi lồng vào đó là lý tưởng lớn.

     Nếu như hai lần trước đây, mỗi lần chia tay với Kim Trọng hoặc Thúc Sinh. Kiều thường rơi vào biến cố lớn, vậy nên với nàng chia tay luôn là sự chia ly, mất mát lớn. Kiều đã xin Từ Hải theo cùng:

                              “Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,

                         Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

     Thế nhưng, Từ Hải đã khéo léo từ chối. Từ chối ở đây không phải kiểu “giũ bỏ” của những kẻ tầm thường. Từ Hải đã gieo vào lòng Thúy Kiều niềm tin và lời hứa hẹn.

                              Bao giờ mười vạn tinh binh,

                         Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

                              Làm cho rõ mặt phi thường

                         Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia

     Đối với đấng Trượng phu như Từ Hải, lời nói ra đều sẽ thực hiện bởi chữ Tín là thứ mà Từ Hải rất coi trọng. Lời khuyên nhủ hết sức nhẹ nhàng, tình cảm nhưng cũng rắn rỏi, cương quyết:

                              Từ rằng:“Tâm phúc tương tri,

                         Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình

     Đối với Từ Hải, Thúy Kiều không đơn thuần là vợ, là người tình mà còn là tri kỷ. Chính vì vậy, Từ Hải mong muốn Kiều hiểu, tin tưởng và an tâm chờ đời. Thực tế việc ra đi không đơn thuần chỉ vì ý chí và khát vọng của Từ Hải mà còn vì cuộc sống sau này của Thúy Kiều. Hắn hiểu rõ chỉ có quyền lực thực sự mới bảo vệ người con gái của mình được an toàn trước nanh vuốt của cuộc đời.

Xem thêm:

Phân tích chí khí anh hùng truyện Kiều

Dàn ý chi tiết phân tích chi khí anh hùng

     Tuy mạnh mẽ, cương quyết nhưng Từ Hải cũng là người có lý lẽ. Phụ nữ ngày xưa luôn “ xuất giá tòng phu”, lời nói của chồng luôn phải vâng theo. Từ Hải từ chối việc Kiều muốn đi theo mình, Kiều phải vâng lời cho dù trong lòng còn thổn thức.

     Thấu hiểu điều đó, Từ Hải cũng nhẹ nhàng phân tích cho Thúy Kiều thấu hiểu. Lời lẽ nhẹ nhàng, tràn đầy tình cảm mà Từ Hải dành cho Thúy Kiều:

                              Bằng nay bốn bể không nhà

                         Theo là thêm bận biết là đi đâu

     Từ Hải hiểu rằng con đường mà mình đang đi thực tế còn khá “mơ hồ”. Lý tưởng và hoài bão mặc dù vẫn đang cháy lớn, thế nhưng để tìm ra đích đến vẫn còn nhiều gian nan. Ẩn sâu trong lời nói cũng chứa đựng đôi chút sự cô đơn của Từ Hải trên con đường lớn khi “bốn bể không nhà”. Con đường ấy có quá nhiều gian nguy, nếu Thúy Kiều đi cùng sẽ thêm “vướng bận”.

     Nói như vậy trong lòng Từ Hải, Thúy Kiều là một người rất quan trọng. Kiều chính là động lực lớn thúc đẩy Từ Hải trên con đường “kiến thân lập nghiệp”. Từ Hải cũng rất tự tin khi đưa ra thời hạn quay về của mình:

                              Đành lòng chờ đó ít lâu,

                         Chầy chăng là một năm sau vội gì

     Một năm chờ đợi cho tình yêu thương và sự quay về của chồng thì quả thực là rất lâu với Thúy Kiều. Thế nhưng với những người có mộng lớn để hoàn thành như Từ Hải, một năm có phải rất ngắn không? Nhưng Từ Hải vẫn luôn tin tưởng và quyết đoán. Điều này chứng tỏ Từ Hải rất tự tin vào con đường mình đang đi và sẽ đi sẽ thành công.

     Sau khi đã phân tích, khuyên nhủ và hẹn ước với Thúy Kiều, Từ Hải đã rất dứt khoát:

                              Quyết lời dứt áo ra đi

                         Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi

     Hành động “ quyết dứt áo” của Từ Hải càng thêm khẳng định sự mạnh mẽ, dứt khoát và quyết đoán của nhân vật. Không thể để tình cảm đôi lứa níu chân, Từ Hải phải dứt áo ra đi. Sự ra đi của Từ Hải không bịn rịn, ủy mị như khi chia tay với Kim Trọng:

                              Ngại ngùng một bước một xa

                         Một lời trân trọng châu sa mấy hàng

     Hình ảnh của Từ Hải lúc này như con chim đại bàng lớn, sắp sửa tung đôi cánh lớn trên bầu trời tự do. Câu thơ mang hình ảnh “chim bằng” vào để miêu tả lý tưởng, hoài bão lớn của người anh hùng. Đây cũng là một hình ảnh rất đẹp trong khi phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải trong chí khí anh hùng.

                         Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi

     Để khắc họa nhân vật Từ Hải trong đoạn trích, Nguyễn Du đã khéo léo đưa vào đó nhiều hình ảnh mang tính ước lệ. Kết hợp với đó là nhiều điển tích, điển cố để xây dựng nên hình ảnh Từ Hải độc đáo, hấp dẫn nhưng cũng đầy thi vị.

Xem thêm

Phân tích nhân vật Từ Hải trong chí khí anh hùng

     Hình tượng Từ Hải được miêu tả bằng bút pháp lý tưởng hóa người anh hùng của Nguyễn Du. Hình ảnh Từ Hải vừa có những nét quen thuộc, nhưng cũng có những nét độc đáo riêng của thời đại. Từ Hải có nét chung của người anh hùng hiên ngang giữa trời đất. Nhưng nét riêng của Từ Hải là có sự kết hợp giữa người con người trần thế và người anh hùng thời đại.

     Phân tích nhân vật Từ Hải trong chí khí anh hùng để làm rõ nét hình tượng nhân vật anh hùng mà Nguyễn Du đã khéo léo gửi gắm vào bên trong. Nhiều nhà phê bình văn học đã nhận xét “Từ Hải là kết tính giấc mộng lớn của Nguyễn Du- giấc mộng lớn của người anh hùng”.

 

 

 

 


 

Copyright © 2021 HOCTAP247