Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Tự Tình - Hồ Xuân Hương Văn mẫu 11: PHÂN TÍCH VỀ BÀI THƠ TỰ TÌNH 2 HAY NHẤT, NGẮN GỌN, XÚC TÍCH

Văn mẫu 11: PHÂN TÍCH VỀ BÀI THƠ TỰ TÌNH 2 HAY NHẤT, NGẮN GỌN, XÚC TÍCH

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

PHÂN TÍCH VỀ BÀI THƠ TỰ TÌNH 2 CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG

     Phân tích về bài thơ Tự Tình 2 là bài viết mà CungHocVui mang đến cho các bạn, chúng tôi mong rằng qua bài văn này có thể giúp đỡ trong việc học tập của các bạn.

Phân tích Tự tình 2 hay nhất - CungHocVui

Bài thơ tự tình 2 Hồ Xuân Hương- Ngữ văn 11

Mở bài phân tích về bài thơ tự tình 2

     Thơ ca Việt Nam được biết đến là phong phú về nhiều đề tài, thể loại. Trong đó phải kể đến ánh trăng và tình yêu là hai đề tài muôn thuở của các thi sĩ mỗi khi sáng tác song vẫn có một đề tài thu hút sự quan tâm của các thi sĩ. Đó là đề tài về người phụ nữ, đã có nhiều nhà thơ viết về đề tài này bằng tất cả tấm lòng xót thương, trân trọng cho thân phận người phụ nữ. Trong đó, phải kể đến là nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương- nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ. Nổi bật nhất trong các sáng tác của bà đó là bài thơ “Tự Tình ( bài 2)” đã thể hiện tâm trạng vừa xót thương đau buồn, vừa phẫn uất trước số phận của người phụ nữ.

Xem thêm:

Tự tình 2: Nội dung bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích tác phẩm

Phân tích bài thơ Tự Tình 

Thân bài phân tích về bài thơ tự tình 2

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ

     Hồ Xuân Hương là con của vợ lẻ, khi bà lớn lên đường tình duyên của bà cũng nhiều éo le, ngang trái, bà còn là một người phụ nữ đặc biệt lúc bấy giờ khi đi nhiều nơi và thân thiết với nhiều danh sĩ. Tất cả điều đó đã tạo nên một Hồ Xuân Hương gai góc, bản lĩnh.

     Vì vậy bà có một tấm lòng cảm thông sâu sắc đặc biệt với người phụ nữ, sáng tác của bài rất đa dạng, gồm cả chữ Nôm và chữ Hán mà theo giới nghiên cứu được có hơn 40 bài. Tự tình ( bài 2) nằm trong chùm thơ Tự Tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.

Hai câu đề: Không gian khuya vắng và nỗi buồn tủi của nhà thơ trong đêm

Phân tích bài thơ tự tình 2 qua hai câu đề- CungHocVui

Phân tích về bài thơ tự tình 2 qua hai câu đề

     Bài thơ chỉ có vỏn vẹn tám câu nhưng đã phần nào diễn tả được tâm trạng của tác giả trước số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Mở đầu bài thơ là hai câu đề diễn tả lại nỗi niềm buồn tủi của nữ thi sĩ trong đêm khuya thanh vắng.

                                        “ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

                                        Trơ cái hồng nhan với nước non.”

     “Đêm khuya” thường là khoảng thời gian nghỉ ngơi để hồi sức, mọi người đã chìm vào giấc ngủ sau một ngày dài làm việc, mọi sự vật cũng tạm dừng hoạt động. Màn đêm buông xuống kéo theo những nỗi suy tư, trăn trở. Nhất là người phụ nữ ở độ tuổi xế chiều thì họ càng có nhiều suy nghĩ hơn về cuộc đời của mình.

     Từ láy “văng vẳng” còn là từ tượng thanh gợi ra cho ta âm thanh ở phía xa vọng lại trong màn đêm, đó là âm thanh của tiếng “trống canh” nhưng lại dồn gợi cho ta thấy bước đi của thời gian ngày càng gấp gáp hơn.Trong hoàn cảnh ấy, tác giả càng trở nên sầu tủi, cay đắng nhận ra đường tình duyên trắc trở của bản thân bằng động từ “trơ” đã cho ta thấy rõ thái độ chán chường của nữ thi sĩ với cuộc đời.

     “Hồng nhan” là từ để chỉ người con gái đẹp nhưng ở đời “hồng nhan bạc phận” đúng vậy, các cô gái càng xinh đẹp càng giỏi giang đến đâu thì càng lận đận, trắc trở trong tình cảm. Do đó mà tác giả trơ “với nước non” mặc kệ cuộc đời đầy sóng gió. Nhưng từ “trơ” ở đây còn mang một sắc thái tích cực, đó là khẳng định sự cá tính đầy mạnh mẽ của Bà chúa thơ Nôm.

Xem thêm:

Bình giảng bài thơ Tự Tình- Hồ Xuân Hương

Phân tình hai câu đề và hai câu thực bài Tự Tình

Hai câu thực: Mối qua hệ giữa cảnh vật và tâm trạng con người.

     Hai câu thơ tiếp theo biểu thị mối quan hệ giữa thực cảnh và tâm cảnh, không phải tự dưng mà tác giả lại thức khuya như vậy ắt hẳn phải có một nỗi lo toan, trăn trở làm tác giả không yên giấc.

                                        “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

                                        Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

     “Chén rượu hương đưa” sử dụng biện pháp đảo ngữ “đưa hương” và hình ảnh “chén rượu” còn gợi lên cho ta hình dáng của người phụ nữ, nếu như ở Chí Phèo cứ rượu vào là hắn xỉn thì ở đây chén rượu toả hương thơm nhưng không làm nữ thi sĩ say được. Như vậy, cứ say rồi tỉnh càng say thì cảnh tỉnh ngộ ra rất nhiều điều về cuộc sống, nhất là tuổi xuân của bà.

     Thế nên ngay câu thơ sau tác giả sử dụng hình ảnh ẩn dụ “vầng trăng”, trăng là người bạn tri âm tri kỷ của các nhà văn, nhà thơ đã nồng nàn với nó như Nguyễn Duy “Ánh trăng im phăng phắc/ Đủ cho tao giật mình” thì nữ sĩ của chúng ta cũng không ngoại lệ. Nhưng ở đây tác giả sử dụng những từ “bóng xế”, “khuyết chưa tròn” ngụ ý rằng tuổi xuân của mình đã bước qua giai đoạn xế chiều mà tình yêu vẫn không được trọn vẹn, vẫn còn “khuyết”. Đó cũng chính là lí do chán chường, sầu tủi vì tình duyên không được trọn vẹn.

Hai câu luận: Tâm trạng lo lắng và khao khát hạnh phúc của nhà thơ.

Phân tích của em về bài thơ tự tình 2 ngắn gọn, đủ ý- CungHocVui

Phân tích của em về bài thơ tự tình 2 ngắn gọn, đủ ý

     Nếu như qua bốn câu thơ trên chỉ để miêu tả tâm trạng buồn tủi, sự lo lắng của nhà thơ về cuộc đời thì đến đây nhà thơ đã thể hiện thái độ phản kháng phẫn uất của mình và khao khát tìm đến hạnh phúc cho riêng mình.

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

     Những động từ mạnh “xiên”,”đâm” cùng với thủ pháp đảo ngữ làm cho ta thấy sự vùng dậy vùng lên của “rêu” của “đá”. Rêu là loài sinh vật nhỏ bé trong tự nhiên, mềm yếu giờ nay phải “xiên ngang mặt đất” mọc lên ngang với mặt đất, một điều trái với lẽ tự nhiên nhưng chủ yếu là để khẳng định bản thân. Đá vốn dĩ đã mạnh mẽ, rắn chắc nay phải rắn chắc gấp nhiều lần để “đâm toạc chân mây”. Những hành động đó đều diễn tả tâm trạng phẫn uất, oán hờn của đá của rêu đối với tự nhiên hay đó chính là tâm trạng của chính tác giả đối với cuộc đời? Qua hai câu thơ này ta đã phần này hiểu rõ hơn về cá tính của nữ thi sĩ, trong hoàn cảnh bi thảm nhất, Hồ Xuân Hương vẫn tiềm tàng một sức mạnh, khao khát tinh yêu.

     Hai câu thơ cuối kết thúc bài thơ nhưng đượm buồn, là tâm trạng chán chường của nhà thơ với cuộc đời. Đó còn là một lời than thân, chua xót của tác giả đại diện cho những người phụ nữ cùng cảnh ngộ lúc bấy giờ.

Hai câu kết: Độ tuổi xế chiều nhưng tình yêu của nhà thơ vẫn chưa được trọn vẹn.

 Bài cảm nhận tự tình 2 ngắn gọn, đủ ý, xúc tích- CungHocVui

Bài phân tích tự tình 2 ngắn gọn, đủ ý, xúc tích

                                        “ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

                                        Mảnh tình san sẻ tí con con.”

     Từ “ngán” mở đầu câu thơ có nghĩa là sự chán ngán, ngán ngẩm, từ láy “lại lại” diễn tả vòng tuần hoàn khép kín của con người, “Xuân” có nghĩa là mùa xuân, là mùa đẹp nhất trong năm mỗi nay chỉ có một lần, còn trong câu thơ này “xuân” có nghĩa là tuổi xuân của người phụ nữ. Mùa xuân của thiên nhiên thì vô hạn nhưng tuổi xuân của người phụ nữ thì có hạn, nhất là lúc này Xuân Hương đã ở độ tuổi xế chiều “xuân đi” rồi “xuân lại lại” mà “mảnh tình” còn phải san sẻ, ở đây tác giả dung từ “mảnh tình” để diễn tả một tình yêu nhỏ bé, không đủ đầy mà lại phải “san sẻ tí con con” chẳng còn lại gì .

     Tình yêu chưa được trọn vẹn mà còn phải chia sẻ nó, thật đau lòng! Bà chúa thơ Nôm của chúng ta đã hai lần làm vợ lẻ cho người khác, nhưng mãi đến khi tuổi xuân không còn mơn mởn nữa thì tình cảm bà nhận lại vẫn chưa trọn vẹn. Câu thơ cuối đã nói lên nỗi lòng của Hồ Xuân Hương nói riêng và tất cả người phụ nữ nói chung, đó là cảnh chung chồng, không khác gì người xa lạ.

Xem thêm:

Cảm nhận bài thơ Tự Tình 2 Hồ Xuân Hương hay nhất

Đánh giá nội dung và nghệ thuật.

     Bài thơ trên đã thể hiện thái độ vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước số phận, bà đã cố gắng vươn lên nhưng lại rơi vào tình cảnh éo le, bi kịch. Cùng với nghệ thuật đảo ngữ, tăng tiến, sử dụng ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, thể thơ bát cú đường luật cùng với mạch cảm xúc cả bài là nỗi u sầu, thấm đượm buồn của nhà thơ đã để lại trong lòng người đọc nhiều sự đồng cảm trước số phận của người phụ nữ.

Kết bài phân tích về bài thơ tự tình 2

     Mở đầu bài thơ là nỗi buồn, kết thúc bài thơ cũng là nỗi buồn man mác. Nhưng đã phần nào thể hiện được tính cách của bà, thật không hổ danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Câu thơ nhẹ nhàng nhưng qua những vần thơ đó nhà thơ đã lên án chế độ của xã hội phong kiến đã kìm hãm nhu cầu hạnh phúc của con người.

 

Copyright © 2021 HOCTAP247