Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Đặng Huy Trứ

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Đặng Huy Trứ

Câu 2 : Nội dung của pháp luật được quy định bởi quan hệ nào?

A. Quan hệ xã hội.

B. Quan hệ đạo đức.

C. Quan hệ kinh tế.

D. Quan hệ chính trị.

Câu 7 : Quyền bình đẳng của công dân được hiểu là?

A. Mọi người đều có quyền bằng nhau, ngang nhau trong mọi trường hợp.

B. Trong cùng điều kiện và hoàn cảnh như nhau, công dân được đối xử như nhau, có quyền và nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.

C. Mọi người đều có quyền hưởng thụ vật chất như nhau.

D. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.

Câu 8 : Hoàn thành phát biểu sau: Một trong những vai trò của pháp luật là nhằm thực hiện và bảo vệ ..........

A. bộ máy Nhà nước.

B. quyền lợi của công dân.

C. quyền dân chủ của công dân.

D. quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Câu 9 : Chủ thể của giao kết hợp đồng là gì?

A. Người lao động và đại diện người lao động.

B. Người lao động và người sử dụng lao động.

C. Đại diện người lao động và người sử dụng lao động.

D. Giữa 2 người lao động với nhau.

Câu 10 : Ông D là cán bộ cấp cao trong cơ quan nhà nước, do trình độ quản lý yếu kém nên ông đã làm thất thoát của nhà nước hàng chục tỷ đồng. Ông đã bị xử lí trước pháp luật và thực hiện mọi phán quyết của Tòa án.Việc cán bộ cấp cao khi vi phạm pháp luật bị xử lý theo qui định của pháp luật là thể hiện điều gì?

A. Mọi công dân đều bình đẳng về trách nhiệm công dân.

B. Mọi công dân đều bình đẳng về quyền lợi.

C. Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ.

D. Mọi công dân đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

Câu 11 : Sử dụng pháp luật được hiểu như thế nào?

A. các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các nghĩa vụ của mình.

B. các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn trách nhiệm của mình.

C. các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn lợi ích của mình.

D. các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình.

Câu 13 : Theo quy định của pháp luật nước ta, ai có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội? 

A. Cán bộ công chức nhà nước.

B. Tất cả mọi công dân.

C. Những người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

D. Nhân dân.

Câu 14 : Quyền học tập của công dân không bị phân biệt đối xử bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng thể hiện quyền nào của công dân?

A. Bình đẳng trước pháp luật.

B. Bình đẳng giữa các dân tộc.

C. Bình đẳng giữa các tôn giáo.

D. Bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 18 : Bên thuê nhà không trả tiền đúng phương thức như thỏa thuận là vi phạm gì?

A. dân sự

B. hành chính

C. kỉ luật

D. hình sự

Câu 19 : Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ về tài sản được hiểu là vợ, chồng có quyền gì?

A. sở hữu, sử dụng, mua bán tài sản.

B. chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.

C. sử dụng, cho, mượn tài sản.

D. chiếm hữu, sử dụng tài sản.

Câu 21 : Pháp luật thể hiện sức mạnh mạnh đặc trưng của mình là quyền lực, buộc các chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của họ khi nào?

A. xâm hại đến một hoặc một số quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

B. lợi dụng một số mối quan hệ liên quan đến cá nhân hay tổ chức.

C. liên quan đến các mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

D. có nguy cơ lợi dụng đến một số quan hệ xã hội của cá nhân.

Câu 23 : Bất kỳ ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất những người thuộc đối tượng: 

A. Đang thực hiện tội phạm.

B. Sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.

C. Đang truy nã.

D. Tất cả các đối tượng trên.

Câu 24 : Công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe khi nào?

A. hung hãn đánh người.

B. cứu người đuối nước.

C. giải cứu người gặp nạn.

D. bắt tội phạm lẩn trốn.

Câu 26 : Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa?

A. Điện.

B. Nước máy.

C. Không khí.

D. Rau trồng để bán.

Câu 27 : Những yếu tố tự nhiên mà lao đông của con người tác động vào được gọi là gì?

A. Đối tượng lao động.

B. Tư liệu lao động.

C. Tài nguyên thiên nhiên.

D. Nguyên liệu.

Câu 28 : Pháp luật có đặc điểm gì?

A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

B. Vì sự phát triển của xã hội.

C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, mang tính quyền lực, bắt buộc chung có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

Câu 29 : Nội dung nào không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc nào?

A. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong hiến pháp và luật.

B. Tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.

C. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

D. Công dân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trước  pháp luật.

Câu 30 : Biểu hiện của bình đẳng về tài sản giữa vợ chồng là gì?

A. Chỉ có người vợ mới có nghĩa vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và giáo con cái.

B. Chỉ có người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con.

C. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt.

D. Vợ chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung.

Câu 34 : Sản xuất của cải vật chất là quá trình gì?

A. Tạo ra của cải vật chất.

B. Sản xuất xã hội.

C. Con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm.

D. Tạo ra cơm ăn áo mặc, tạo ra tư liệu sản xuất.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247