Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lịch sử Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sử năm 2021 số 13 (có đáp án)

Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sử năm 2021 số 13 (có đáp án)

Câu 1 : Hạn chế của học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là:

A. Không chú trọng mục tiêu chống phong kiến.

B.Không chú trọng mục tiêu dân chủ dân sinh.

C. Không chú trọng mục tiêu vì sự tiến bộ của đất nước.

D. Không chú trọng mục tiêu chống đế quốc.

Câu 2 : Sự kiện nào dưới đây có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Phe Hiệp ước giành thắng lợi trong chiến tranh 1918

B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917

C. Các nước thắng trận tổ chức Hội nghị hòa bình Versailler (1919-1920).

D. Cách mạng dân chủ tư sản ở Đức (11-1918).

Câu 3 : Mục đích của Đảng ta khi thực hiện cải cách ruộng đất giai đoạn (1954 -1956) ở miền Bắc là gì?

A. Xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn của đất nước.

B. Củng cố khối liên minh công – nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.

C. Thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”.

D. Xây dựng đời sống mới cho nhân dân

Câu 5 : Sự khác nhau cơ bản giữa tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là ở

A. Khuynh hướng cách mạng

B. Thành phần tham gia

C. Phương pháp, hình thức đấu tranh

D. Địa bàn hoạt động

Câu 6 : Việt Nam học tập được gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?

A. Chú ý đầu tư cho khoa học, giáo dục

B. Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

C. Thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

D. Xây dựng “một nhà nước hai chế độ” cùng tồn tại

Câu 7 : Kế hoạch Giôn xơn - Mác Namara là một bước thụt lùi trong chiến lược chiến tranh đặc biệt vì:

A. Quy mô và thời gian thực hiện kế hoạch có sự thay đổi.

B. Mĩ chấp ngừng đánh phá miền Bắc.

C. Lực lượng quân đội Sài Gòn không thể đảm nhiệm được vai trò chủ lực.

D. Quân Mĩ và đồng minh chuẩn bị vào miền Nam Việt Nam.

Câu 8 : Tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” được Bộ chính trị đề ra trong chiến dịch nào?

A. Chiến dịch Hồ Chí Minh

B. Kế hoạch giải phóng miền Nam.

C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

D. Chiến dịch Tây Nguyên

Câu 9 : Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?

A. Làm “xói mòn” trật tự thế giới hai cực Ianta.

B. Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai sụp đổ hoàn toàn.

C. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ về cơ bản đã sụp đổ.

D. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới và mở rộng không gian địa lí.

Câu 10 : Vì sao sau khi thất bại ở Đà Nẵng, Pháp lại chuyển vào tấn công Gia Định ?

A. Vì Gia Định gần Đà Nẵng

B. Vì Gia Định là nơi có nhiều đồng bào Thiên chúa giáo

C. Vì Gia Định có cửa biển thuận lợi cho tàu chiến của Pháp

D. Vì Gia Định là vựa lúa của Việt Nam và có vị trí chiến lược

Câu 11 : Trong khoảng ba thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực nào dưới đây ?

A. Công nghiệp nhẹ

B. Công nghiệp dầu mỏ

C. Công nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân

D. Sản xuất nông nghiệp

Câu 12 : Thắng lợi của quân và dân miền Nam chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” (1961 -1965) chứng tỏ

A. Vai trò to lớn của hậu phương miền Bắc.

B. Sự lớn mạnh của cách mạng miền Nam.

C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.

D. Sự phát triển của lực lượng vũ trang miền Nam

Câu 13 : Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7-1973) chủ trương đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn trên cả ba mặt trận

A. Quân sự, kinh tế, ngoại giao.

B. Quân sự, ngoại giao, văn hóa.

C. Quân sự, chính trị, ngoại giao.

D. Chính trị, kinh tế, văn hóa.

Câu 14 : Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Mĩ đạt được kết quả nào dưới đây?

A. Trực tiếp xóa bỏ hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc.

B. Duy trì sự tồn tại và hoạt động của tất cả các tổ chức quân sự.

C. Duy trì vị trí cường quốc số một thế giới trên mọi lĩnh vực.

D. Chi phối được nhiều nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

Câu 15 : Điểm giống nhau cơ bản giữa “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) và “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) là gì?

A. Chiến tranh thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu.

B. Chiến tranh thực dân.

C. Chiến tranh tổng lực.

D. Có quân đội Sài Gòn làm chủ lực.

Câu 16 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Liên Xô giúp đỡ các nước giành độc lập đã thu hẹp hệ thống thuộc địa của Mỹ

B. do cả hai nước đều muốn làm bá chủ thế giới

C. Mỹ trở thành cường quốc kinh tế và quân sự, muốn thiết lập trật tự "đơn cực"

D. do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược phát triển của hai cường quốc

Câu 17 : Ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị Pháp chiếm nhanh chóng vào năm 1867 là

A. Hà Tiên, Vĩnh Long, Kiên Giang.

B. Vĩnh Long, Định Tường, An Giang.

C. Hà Tiên, An Giang, Cần Thơ.

D. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Câu 18 : Điểm giống nhau về quy mô giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là

A. Huy động đến mức cao nhất về lực lượng

B. Tấn công vào một tập đoàn cứ điểm mạnh

C. Sử dụng hầu hết các binh chủng, quân chủng

D. Tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ cơ quan đầu não của địch

Câu 19 : Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1930 - 1931 là giai cấp nào?

A. Công nhân, nông dân, tư sản

B. Công nhân và nông dân

C. Toàn thể dân tộc Việt Nam

D. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản

Câu 20 : Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu – Mỹ đó là

A. ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam

B. ra đời sau giai cấp tiểu tư sản Việt Nam

C. ra đời cùng giai cấp tư sản Việt Nam

D. ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam

Câu 21 : Nhận xét nào dưới đây không đúng về cuộc khởi nghĩa Hương Khê?

A. Địa bàn khởi nghĩa rộng khắp bốn tỉnh Bắc Trung Kì.

B. Chế tạo và sử dụng vũ khí hiện đại.

C. Có sự phối hợp lãnh đạo của Phạm Bành và Đinh Công Tráng.

D. Kéo dài nhất trong phong trào Cần vương.

Câu 22 : Cơ quan nào sau đây không thuộc bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc?

A. Hội đồng Bảo An.

B. Hội đồng Quản thác.

C. Hội đồng Bộ trưởng.

D. Hội đồng Kinh tế và xã hội.

Câu 23 : Nội dung nào sau đây không thuộc đường lối đổi mới của Trung Quốc từ 1978?

A. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

B. Tiến hành cải cách và mở cửa.

C. Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

D. Thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”.

Câu 24 : Đặc điểm nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nước Mỹ 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ 2?

A. Kinh tế Mỹ vượt xa Tây Âu và Nhật Bản.

B. Trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới.

C. Kinh tế Mỹ chịu sự cạnh tranh gay gắt của Tây Âu và Nhật Bản.

D. Nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng.

Câu 25 : Điểm chung thể hiện mặt tiến bộ giữa Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789) của nước Pháp là gì?

A. Đề cao quyền công dân và quyền con người

B. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.

C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản

D. Quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm

Câu 26 : Mục tiêu đấu tranh trong giai đoạn 1936 - 1939 được Đảng xác định là gì?

A. Độc lập dân tộc và người cày cỗ ruộng.

B. Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc.

C. Đánh đổ đế quốc - phát xít.

D. Tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

Câu 27 : Mục đích chung của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 (1919 – 1929) của thực dân Pháp thực hiện ở Đông Dương là

A. Thúc đẩy kinh tế thuộc địa phát triển.

B. Bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra và làm giàu cho chính quốc.

C. Bù đắp thiệt hại chiến tranh.

D. Phát triển kinh tế chính quốc.

Câu 28 : Nguyên nhân trực tiếp của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là

A. sự soi sáng của Nghị quyết 15 BCH TW Đảng (tháng 1-1959).

B. chính quyền Mỹ - Diệm đã suy yếu.

C. miền Bắc đã kịp thời chỉ viện cho miền Nam.

D. lực lượng cách mạng miền Nam đã lớn mạnh.

Câu 29 : Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

B. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.

C. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế

D. Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu

Câu 30 : Việc thành lập khu giải phóng Việt Bắc (6/1945) có ý nghĩa như thế nào?

A. Đánh dấu việc thành lập chính quyền cách mạng lâm thời ở nước ta.

B. Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước, là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới

C. Việt Bắc trở thành căn cứ địa cách mạng, chính quyền lâm thời được thành lập

D. Việt Bắc là thủ đô của chính phủ lâm thời.

Câu 31 : Đặc điểm nổi bật của phong trào Cần vương giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888 là

A. quy tụ dần thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng

B. hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn

C. nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, trọng tâm ở Nam Kì

D. các cuộc khởi nghĩa có sự liên hệ với nhau thành phong trào lớn

Câu 32 : Tại sao trong cùng bối cảnh lịch sử sau nửa thế kỉ XIX, ở Nhật Bản cải cách thành công nhưng ở Việt Nam, Trung Quốc lại thất bại?

A. Thế lực phong kiến còn mạnh không muốn cải cách.

B. Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế.

C. Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền lực trong tay, là người có tư tưởng dân chủ tiến bộ.

D. Quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì.

Câu 33 : Chiến thắng quân sự nào của ta làm phá sản về cơ bản “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. Chiến thắng Đồng Xoài

B. Chiến thăng Ba Gia

C. Chiến thắng Bình Giã

D. Chiến thắng Ấp Bắc

Câu 34 : Lực lượng quân sự nào của ta được thành lập và chiến đấu ở Hà Nội những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến?

A. Việt Nam giải phóng quân.

B. Vệ quốc đoàn.

C. Cứu quốc quân.

D. Trung đoàn Thủ đô.

Câu 35 : Tờ báo nào là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ?

A. Báo Tiền Phong

B. Tạp chí Thư tín quốc tế

C. Báo Thanh Niên

D. Báo An Nam trẻ

Câu 36 : So với kế hoạch Rơve (1949) thì kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) được xem là

A. một bước tiến trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương.

B. sự thỏa hiệp của Pháp và Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.

C. sự bế tắc của Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.

D. một bước lùi trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương.

Câu 37 : Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đi đầu thế giới trong lĩnh vực

A. Công nghiệp vũ trụ

B. Công nghiệp nặng

C. Sản xuất nông nghiệp

D. Khoa học kỹ thuật

Câu 38 : Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng 8 năm 1945 là do

A. nghệ thuật khởi nghĩa linh hoạt, sáng tạo.

B. sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.

C. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. thắng lợi của quân Đồng minh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Câu 39 : Việc thành lập khu giải phóng Việt Bắc (6/1945) có ý nghĩa như thế nào?

A. Đánh dấu việc thành lập chính quyền cách mạng lâm thời ở nước ta.

B. Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước, là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới

C. Việt Bắc trở thành căn cứ địa cách mạng, chính quyền lâm thời được thành lập

D. Việt Bắc là thủ đô của chính phủ lâm thời.

Câu 40 : Tại sao trong cùng bối cảnh lịch sử sau nửa thế kỉ XIX, ở Nhật Bản cải cách thành công nhưng ở Việt Nam, Trung Quốc lại thất bại?

A. Thế lực phong kiến còn mạnh không muốn cải cách.

B. Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế.

C. Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền lực trong tay, là người có tư tưởng dân chủ tiến bộ.

D. Quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247