Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lịch sử Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sử tuyển chọn - Mã đề 307 (có đáp án)

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sử tuyển chọn - Mã đề 307 (có đáp án)

Câu 1 : Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc với nhau.

B. Đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới sau chiến tranh.

C. Trở thành khuôn khổ một trật tự thế giới mới, từng bước được thiết lập trong những năm 1945 - 1949.

D. Đánh dấu sự xác lập vai trò duy nhất thống trị toàn cầu Mĩ.

Câu 2 : Duy trì hòa bình và an ninh thế giới là nhiệm vụ chính của:

A. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

B. Liên minh châu Âu (EU).

C. Hội nghị Ianta.

D. Liên hợp quốc.

Câu 3 : Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu gì về khoa học - kĩ thuật?

A. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

C. Đưa chú chó Laika bay vào không gian.

D. Phóng tàu vũ trụ đưa phi hành gia Gagarin bay vào không gian.

Câu 4 : Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đạt được thành tựu cơ bản gì để thể hiện sự cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu?

A. Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự, kinh tế.

B. Thế cân bằng về sức mạnh hạt nhân.

C. Thế cân bằng về chinh phục vũ trụ.

D. Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế.

Câu 5 : Kế hoạch Maobattơn đã đưa đến kết quả:

A. Ấn Độ tuyên bố độc lập.

B. Ấn Độ bị tách thành hai quốc gia Ấn Độ và Pakistan.

C. phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ bùng lên mạnh mẽ.

D. đất nước Ấn Độ phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Câu 6 : Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi “Năm châu Phi” vì:

A. Châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy”.

B. Tất cả các nước ở châu Phi được trao trả độc lập.

C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất.

D. Có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập.

Câu 7 : Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới vào thời điểm nào?

A. Vào những năm 60 của thế kỉ XX.

B. Vào những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Vào những năm 80 của thế kỉ XX.

D. Vào những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 8 : Sự trỗi dậy của Liên minh Châu Âu (EU) tác động đến xu thế phát triển nào của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt

A. Xu hướng thế giới đa cực.

B. Xu hướng thế giới đơn cực.

C. Xu hướng thế giới hai cực.

D. Xu hướng thế giới đa cực nhiều trung tâm.

Câu 9 : “Trật tự hai cực Ianta” bị sụp đổ vì:

A. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại.

B. Liên Xô và Mĩ “chán ngán” việc chạy đua vũ trang.

C. mô hình xã hội chủ nghĩa tan rã ở Liên Xô.

D. ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ bị thu hẹp.

Câu 10 : Sự khác biệt cơ bản giữa Chiến tranh lạnh và những cuộc chiến tranh thế giới đã trải qua là:

A. Chiến tranh lạnh luôn làm cho tình hình thế giới căng thẳng.

B. Chiến tranh lạnh chủ yếu diễn ra giữa hai nước Mĩ và Liên Xô.

C. Chiến tranh lạnh diễn ra trên mọi lĩnh vực nhưng không bùng phát xung đột trực tiếp bằng quân sự.

D. Chiến tranh lạnh diễn ra dai dẳng, giằng co không phân thắng bại.

Câu 11 : Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của:

A. sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.

B. cách mạng khoa học - công nghệ.

C. sự sáp nhập của các công ty thành các tập đoàn lớn.

D. sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.

Câu 12 : Thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là gì?

A. Sự chênh lệch về trình độ khi tham gia hội nhập.

B. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường thế giới.

C. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

D. Sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ.

Câu 13 : Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam?

A. Do đầu tư nhiểu vốn vào nông nghiệp.

B. Nhằm thâu tóm quyên lực vào tay người Pháp.

C. Để phục vụ cho nhu cầu chính quốc.

D. Để cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.

Câu 14 : Tổ chức tiền thân của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là:

A. Cộng sản đoàn

B. Tâm tâm xã

C. Phục Việt

D. Thanh niên

Câu 15 : Điểm khác nhau căn bản trong hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên với Việt Nam quốc dân Đảng là:

A. chú trọng xây dựng tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh cách mạng.

B. tập trung phát triển lực lượng cách mạng.

C. chú trọng tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

D. tăng cường tổ chức quần chúng đấu tranh vũ trang

Câu 16 : Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc lựa chọn khác với các bậc tiền bối. Đó là con đường:

A. dựa vào Pháp để lật đổ chế độ phong kiến.

B, dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi thực dân Pháp.

C. từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản.

D. cách mạng vô sản.

Câu 17 : Chính cường vắn tắt, sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được coi là “Cương lĩnh chính trị đầu tiên” của Đảng Cộng sản Việt Nam vì:

A. xác định mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.

B. giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giai cấp nông dân và công nhân.

C. đáp ứng được nguyện vọng của dân tộc Việt Nam.

D. đề ra đường lối kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.

Câu 18 : Điểm khác biệt căn bản giữa “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên và “Luận cương chính trị” là:

A. đánh giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp công nhân.

B. xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam là liên minh công - nông.

C. giải quyết đúng đắn nhiệm vụ độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa.

D. giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

Câu 19 : Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 kết thúc khi:

A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

B. Chính phủ phái hữu cầm quyền ở Pháp, bọn phản động thuộc địa phản công phong trào cách mạng.

C. Liên Xô - thành trì của phong trào cách mạng suy yếu do bị chủ nghĩa đế quốc tấn công.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương phải rút vào hoạt động bí mật.

Câu 20 : Phong trào cách mạng 1930 - 1931 phát triển nhất ở Nghệ An - Hà Tĩnh vì:

A. tập trung đông đảo giai cấp công nhân.

B. có đội ngũ cán bộ Đảng đồng nhất cả nước.

C. có truyền thống anh dũng dân tộc chống giặc ngoại xâm.

D. thành lập chính quyền Xô viết sớm nhất.

Câu 21 : Nguyên nhân trực tiếp của sự kiện Nhật Bản đảo chính Pháp ngày 9/3/1946?

A. Nhật Bản tiến hành theo kế hoạch chung của phe phát xít.

B. Mâu thuẫn Pháp - Nhật càng lúc càng gay gắt.

C. Thất bại gần kề của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Phong trào cách mạng dâng cao gây cho Nhật Bản nhiều khó khăn.

Câu 22 : Hội nghị nào của Đảng trong thời kì 1939 - 1945 đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu

A. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì (4/1945).

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11/1940).

C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11/1939).

D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941).

Câu 24 : Ý nào không phù hợp khi đánh giá về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Người tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, xây dựng lí luận, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức, đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Người tổ chức và chủ trì Hội nghị lần 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, mở ra thời kì trực tiếp chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.

C. Người đã cùng với Trung ương Đảng vạch ra đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

D. Cùng với Trung ương Đảng, Người đã dự đoán chính xác thời cơ và kịp thời phát động tổng khởi nghĩa.

Câu 25 : Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin về lực lượng cách mạng vào điều kiện cụ thể của một nước thuộc địa như Việt Nam được thể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng như thế nào?

A. Công nông là động lực của cách mạng.

B. Các giai cấp, tầng lớp lớp khác cũng là giai cấp bị trị nên cũng được xem là lực lượng cách mạng.

C. Giai cấp tư sản và địa chủ phong kiến là đối tượng của cách mạng.

D. Đã là người Việt Nam thì đều là lực lượng cách mạng.

Câu 26 : Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) của dân tộc Việt Nam được kết thúc bằng sự kiện nào?

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

B. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.

C. Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được kí kết.

D. Các cuộc tiến công chiến lược trong đông - xuân 1953 - 1954.

Câu 27 : Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhị năm 1950 và kế hoạch năm 1953 là:

A. tiếp tục thống trị lâu dài Việt Nam.

B. kết thúc chiến tranh trong danh dự.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương thanh thế, tiềm lực sức mạnh.

Câu 28 : Để xây dựng một nền tài chính độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám (1945), Quốc hội khóa I đã họp và thống nhất:

A. phát động phong trào “Tuần lễ vàng.

B. cho in và lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.

C. vận động nhân dân xây dung “Quỹ độc lập?"

D. kêu gọi tinh thẩn tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước.

Câu 29 : Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21/7/1954) là:

A. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.

B. đảm bảo giành thắng lợi từng bước.

C. đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng.

D. không vi phạm chủ quyền quốc gia.

Câu 30 : Đế quốc Mĩ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là do:

A. thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc.

B. quân đội Sài Gòn đã đủ sức thay cho quân Mĩ.

C. thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

D. dư luận nước Mĩ và thế giới phản đối chiến tranh.

Câu 31 : Ý nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc (1954 - 1965)?

A. Hàn gắn vết thương chiến tranh.

B. Khôi phục kinh tế.

C. Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.

D. Đấu tranh chống Mĩ - Diệm.

Câu 32 : Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam?

A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí của miền Nam.

B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lại chính trị.

C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.

D. Hòa Kỳ rút hết quân viễn chinh và các nước đồng minh.

Câu 33 : Trong thời kì 1954 - 1975, phong trào nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A. Phong trào “Đồng khởi”.

B. Nổi dậy phá ấp chiến lược.

C. Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công.

D. Tìm Mĩ mà đánh tìm ngụy mà diệt.

Câu 34 : Sau Hiệp định Pari được kí kết (1/1973) biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Mi “ngoan cổ” tiếp tục chiến tranh miền Nam ở Việt Nam?

A. Giữ lại cố vấn quân sự.

B. Duy trì cơ quan ngoại giao.

C. Để lại lực lượng quân đội.

D. Trao trả tù binh chiến tranh.

Câu 35 : Trong thời kì 1954 - 1975, thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh?

A. Cuộc Tiến công chiến lược xuân - hè 1972 .

B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968

C. Trận “Điện Biên Phủ trên không" cuối năm 1972

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975

Câu 36 : Thắng lợi của quân dân miền Nam ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) và hai mùa khô (đông - xuân 1965 - 1966 và đông - xuân 1966 - 1967) đã chứng tỏ:

A. lực lượng vũ trang của cách mạng miền Nam đã đủ sức đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mĩ.

B. lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành nhanh chóng.

C. quân viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu.

D. chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ đã thất bại hoàn toàn.

Câu 38 : Thành tựu lớn nhất mà miền Bắc đã đạt được trong thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) là gì?

A. Công nghiệp, nông nghiệp đạt sản lượng cao, đủ sức chi viện cho miền Nam.

B. Thương nghiệp góp phần phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới và ổn định đời sống nhân dân.

C. Văn hóa, giáo dục, y tế đều phát triển.

D. Bộ mặt miền Bắc thay đổi, đất nước, con người, xã hội đều đổi mới.

Câu 39 : Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới ở nước ta là:

A. nắm bắt được thời cơ, vượt qua thử thách, đưa đất nước tiến lên.

B. coi giáo dục và đào tạo, khoa học kĩ thuật là quốc sách hàng đầu.

C. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. nắm mắt xu thế phát triển của thế giới, phát huy nội lực trong nước.

Câu 40 : Những mốc lớn đánh dấu thắng lợi từng bước của nhân dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc từ khi Đảng ra đời là:

A. Cách mạng tháng Tám (1945), chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân (1975).

B. Cách mạng tháng Tám (1945), Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954), Hiệp định Pari về Việt Nam (1973).

C. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân (1975).

D. Cách mạng tháng Tám (1945), Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954), Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân (1975).

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247