Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lịch sử Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sử tuyển chọn - Mã đề 310 (có đáp án)

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sử tuyển chọn - Mã đề 310 (có đáp án)

Câu 1 : Trật tự thế giới hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở nào ?

A. Những quyết định của Hội nghị Ianta.

B. Những thoả thuận sau Hội nghị Ianta của ba cường quốc.

C. Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng với những thoả thuận sau Hội nghị Ianta của ba cường quốc.

D. Những quyết định của các nước thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

Câu 2 : Việt Nam từ khi gia nhập tổ chức Liên hợp quốc có những đóng góp:

A. Có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực đối với Liên hợp quốc.

B. trở thành Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 - 2009.

C. có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hợp quốc.

D. Có những đóng góp vào thực hiện trong nhiều lĩnh vực như chống tham nhũng, chương trình an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo, quyền trẻ em.

Câu 3 : Những quốc gia nào không phải là nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumani.

B. Bungari, Anbani, Cộng hòa Dân chủ Đức.

C. Đan Mạch, Bolovia, Thụy Sĩ, Phần Lan.

D. Hunggari, Anbani, Nam Tư, Bungari.

Câu 4 : Điểm khác nhau giữa Liên Xô với các nước đế quốc, trong thời kì từ 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là:

A. Nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp.

B. Đẩy mạnh của cách dân chủ sau chiến tranh.

C. Chế tạo nhiều loại vũ khí và trang bị kĩ thuật hiện đại.

D. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

Câu 5 : Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều chịu ách thống trị của:

A. phát xít Đức.

B. quân phiệt Nhật Bản.

C. phát xít Italia.

D. đế quốc Âu - Mĩ.

Câu 6 : Ý nào không phải là điểm chung của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Lào, Việt Nam, Campuchia?

A. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Giai đoạn cuối dưới sự lãnh đạo của các đảng riêng ở mỗi nước.

C. Nhận sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

D. Xây dựng nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa để phát triển nền kinh tế

Câu 7 : Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.

B. liên minh chặt chẽ với các nước châu Á

C. độc lập, tự do và tự chủ.

D. trung lập trong các mối quan hệ quốc tế.

Câu 8 : Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam từ năm 1949 đến năm 1954 là:

A. can thiệp, “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp.

B. ủng hộ nhân dân Việt Nam giành độc lập từ tay quân phiệt Nhật.

C. đứng trung lập, không can thiệp, dính líu vào Việt Nam.

D. phản đối Pháp xâm lược trở lại Việt Nam.

Câu 9 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới:

A. Mĩ đang nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử.

B. Mĩ là nước quyết định góp phần vào thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

C. Mĩ là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

D. Mĩ trở thành nước giàu, mạnh nhất thế giới vượt xa Liên Xô và các nước khác.

Câu 10 : Dưới tác động của Chiến tranh lạnh, các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở:

A. Trung Đông, châu Phi.

B. Đông Nam Á, Đông Bắc Á, châu Âu, Trung Đông và vùng biển Caribê.

C. châu Âu, châu Á, Tây Á.

D. Đông Bắc Á, Nam Á và vùng biển Caribê.

Câu 11 : Bước vào thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới hiện nay là:

A. hòa bình, ổn định cùng hợp tác phát triển.

B. cùng tồn tại phát triển hòa bình.

C. xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế

D. hòa nhập nhưng không hòa tan

Câu 12 : Đặc điểm lớn nhất bao trùm thế giới từ sau năm 1945 là gì?

A. Các cuộc chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo,... liên tiếp xảy ra nhiều nơi.

B. Thế giới hình thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

C. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

D. Hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn: Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản.

Câu 13 : Tổ chức chính trị do Nguyễn Ái Quốc thành lập 7/1925 với mục đích đoàn kết các dân tộc bị áp bức cùng làm cách mạng, đánh đổ đế quốc là:

A. Mặt trận Việt Minh.

B. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.

C. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa bị áp bức ở Á Đông.

D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Câu 14 : Tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp đào tạo cán bộ chính trị ở Quảng Châu (Trung Quốc) trong 1925 - 1927 là:

A. "Con rồng tre".

B. "Thanh niên"

C. “Đường kách mệnh".

D. “Bản án chế độ thực dân Pháp?

Câu 15 : Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được coi là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sần Việt Nam vì:

A. thúc đẩy sự phát triển phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát sang tự giác.

B. góp phẩn truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin ảnh hưởng sâu rộng đến quần chúng nhân dân.

C. đoàn kết khối liên minh công nông trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

D. chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 16 : Đặc điểm nào mang tính khách quan, quyết định sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam của giai cấp công nhân?

A. Có ý thức tổ chức, kỷ luật cao.

B. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.

C. Có quan hệ gắn bó tự nhiên với giai cấp nông dân.

D. Sống tập trung ở các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền.

Câu 17 : Lí luận nào được cán bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên truyền bá vào Việt Nam?

A. Lí luận Mác - Lê-nin.

B. Lí luận cách mạng vô sản.

C. Lí luận giải phóng dân tộc.

D. Lí luận giải phong giai cấp.

Câu 18 : Biểu hiện cho sự thắng thế hoàn toàn của xu hướng cách mạng vô sản trước cách mạng dân chủ tư sản trong những năm đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là sự ra đời:

A. Chi bộ Cộng sản đầu tiên (2/1929).

B. Đông Dương cộng sản Đảng (6/1929).

C. An Nam Cộng sản Đảng (8/1929).

D. Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930).

Câu 19 : Luận cương chính trị của Đảng được thông qua tại Hội nghị:

A. Hội nghị thành lập Đảng 2/1930.

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 10/1930.

C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 11/1939.

D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5/1941.

Câu 20 : Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã chủ trương thành lập:

A. Mặt trận nhân dân phản đế.

B. Mặt trận Việt Minh.

C. Mặt trận dân chủ Đông Dương.

D. Thống nhất mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương.

Câu 21 : Yếu tố nào dưới đây biểu hiện tính triệt để của phong trào cách mạng 1930 - 1931

A. Phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và đã giành được chính quyền ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

B. Phong trào đã có sự liên minh công - nông vững chắc.

C. Phong trào đã đánh bại thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

D. Phong trào thể hiện được sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.

Câu 22 : Trình bày xuất xứ của đoạn văn sau đây:

“Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta hãy đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi, lửa bỏng"

A. Trong thư của Nguyễn Ái Quốc gửi đông bào cả nước.

B. Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần 8.

C. Trong lời Hịch của Mặt trận Việt Minh.

D. Trong Quân lệnh số 1 của Mặt trận Việt Minh.

Câu 23 : Phương pháp đấu tranh cơ bản trong cách mạng tháng Tám 1945 là gì?

A. Đấu tranh vũ trang.

B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị.

C. Đấu tranh chính trị.

D. Đấu tranh ngoại giao kết hợp đấu tranh chính trị.

Câu 24 : Tính chất của cách mạng tháng Tám là gì?

A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

B. Cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân.

C. Cách mạng vô sản.

D. Cách mạng cung đình.

Câu 25 : Việc thành lập Khu giải phóng Việt Bắc (6/1945) có ý nghĩa như thế nào?

A. Đánh dấu việc thành lập chính quyền cách mạng lâm thời nước ta.

B. Việt Bắc trở thành một căn cứ địa cách mạng, chính quyền lâm thời được thành lập.

D. Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.

Câu 26 : Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 nhằm thực hiện nhiệm vụ gì?

A. Tiêu hao sinh lực địch.

B. Giam chân địch trong các đô thị.

C. Tiêu hao và giam chân địch trong các đô thị.

D. Bảo vệ các đô thị.

Câu 27 : Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ với sự kiện nào?

A. Khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội 19/8/1945.

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 2/1945.

C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị 30/8/1945.

D. Các địa phương cuối cùng Đồng Nai Thượng và Hà Tiên giành thắng lợi 28/8/1945.

Câu 28 : Văn bản nào trình bày đầy đủ nhất về đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng?

A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch (19/12/1946).

B. Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Thường vụ Trung ương Đảng (22/12/1946).

C. Một số bài trên báo Sự thật (3/1947) của Trường Chinh.

D. Tác phẩm “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh.

Câu 29 : Việc ký kết Hiệp định Sơ bộ, ngày 6/3/1946 của ta nhằm mục đích gì?

A. Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

B. Phân hóa kẻ thù, tập trung đánh kẻ thù chủ yếu.

C. Tạo điểu kiện để xây dựng đất nước sau chiến tranh.

D. Thể hiện thiện chí của ta trên trường quốc tế.

Câu 30 : Kế hoạch quân sự Đờ lát đơ Tatxinhi đã gây ảnh hưởng tới cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta như thế nào?

A. Chúng ta rơi vào thế bị động.

B. Lực lượng kháng chiến bị ảnh hưởng.

C. Bị bao vây cô lập.

D. Vùng sau lưng địch khó khăn, phức tạp.

Câu 31 : “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” Câu trích trên được dẫn trong văn bản nào?

A. Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. Thư gửi đồng bào cả nước của Hồ Chủ tịch.

D. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.

Câu 32 : Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ đã sử dụng quân đội nào là chủ yếu?

A. Lực lượng quân đội tay sai.

B. Lực lượng quân Mĩ.

C. Lực lượng quân viễn chinh Mi.

D. Lực lượng quân Mĩ và quân viễn chinh.

Câu 33 : Đến cuối 1960, miền Bắc có 85% hộ nông dân với 70% ruộng đất vào hợp tác xã nông nghiệp. Đó là kết quả của công cuộc:

A. cải tạo xã hội chủ nghĩa.

B. cải cách ruộng đất.

C. khôi phục kinh tế.

D. cải tạo quan hệ sản xuất.

Câu 34 : Trong cuộc Tiến công chiến lược 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến quan trọngcủa địch là:

A. Đà Nẵng, Tây Nguyên, Sài Gòn.

B. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

C. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.

D. Quảng Trị, Đà Nẵng, Tây Nguyên.

Câu 35 : Mục đích của Mĩ khi dùng thủ đoạn ngoại giao thỏa hiệp với Liên Xô và Trung Quốc trong năm 1972 là nhằm:

A. hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

B. chuẩn bị cho việc đưa thêm quần vào chiến trường miền Nam nước ta.

C. hạn chế sự ủng hộ của các nước này đối với cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

D. hình thành liên minh chống lại cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của ta.

Câu 36 : "Một tấc không đi, một li không dời” là quyết tâm của đổng bào miển Nam trong:

A. phong trào “phong trào Đônng khởi” 1959-1960

B. cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược" 1961 - $1965

C. cuộc đấu tranh yêu cầu Mĩ thi hành Hiệp định Pari 1973

D. cuộc đấu tranh yêu cẩu Mĩ - Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ 1954

Câu 37 : Điểm độc đáo và sáng tạo về nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 do Đảng Lao Động Việt Nam để ra và thực hiện thành công là:

A. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng ruộng đất ở miền Nam.

B. làm cách mạng ruộng đất ở miền Bắc và cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam.

C. tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiếp tục cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam.

D. cả nước cùng kháng chiến chống Mỹ cứu nước để thống nhất đất nước.

Câu 38 : Cuộc đấu tranh Mỹ xâm lược Việt Nam (1954 - 1975) đã trở thành:

A. cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

B. “sản phẩm” của cuộc Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ.

C. “sản phẩm” của Chiến tranh lạnh và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

D. là biểu tượng của trật tự “hai cực” Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 39 : Nguyên nhân cơ bản tác động đến công cuộc đổi mới của Đảng (1986) là do:

A. các nước Xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

B. cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trên thế giới đang trên đà phát triển mạnh.

C. Trung Quốc là nước Xã hội chủ nghĩa lớn ở Châu Á đã cải cách - mở cửa nên nước ta cần phải tiến hành đổi mới cho phù hợp với xu thế của thời đại.

D. đất nước khủng hoảng kéo dài, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Câu 40 : Bài học kinh nghiệm về nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1930- 2000) là:

A. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

B. xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân.

C. sự lãnh đạo đúng đắn, linh hoạt, chủ động của Đảng.

D. truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247