Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý – Đề kiểm tra giữa học kỳ I (đề số 3) – Có lời giải chi tiết

– Đề kiểm tra giữa học kỳ I (đề số 3) – Có lời giải chi tiết

Câu 1 : Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Trong quá trình nhiễm điện do cọ sát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật kia.

B  Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà điện.

C Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì êlectron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.

D Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển từ vật vật nhiễm điện dương sang chưa nhiễm điện.

Câu 2 : Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì

A  hai quả cầu đẩy nhau. 

B hai quả cầu hút nhau.

C không hút mà cũng không đẩy nhau.

D hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.

Câu 3 : Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.

B Trong điện môi có rất ít điện tích tự do.

C Xét về toàn bộ thì  một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hoà điện.

D Xét về toàn bộ thì  một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điện.

Câu 8 : Mối liên hệ giưa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM là:

A UMN = UNM 

B UMN = - UNM  

C UMN = 1/UNM

D UMN = - 1/UNM

Câu 10 : Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì

A A > 0 nếu q > 0.

B A > 0 nếu q < 0.

C A ≠ 0 còn dấu của A chưa xác định vì chưa biết chiều chuyển động của q.

D A = 0 trong mọi trường hợp.

Câu 12 : Cho hai bản kim loại phẳng đặt song song tích điện trái dấu, một êlectron bay vào điện trường giữ hai bản kim loại nói trên, với vận tốc ban đầu v0 vuông góc với các đường sức điện. Bỏ qua tác dụng của trong trường. Quỹ đạo của êlectron là:

A đường thẳng song song với các đường sức điện.

B đường thẳng vuông góc với các đường sức điện.

C  một phần của đường hypebol.

D một phần của đường parabol.

Câu 13 : Cho hai bản kim loại phẳng đặt song song tích điện trái dấu, thả một êlectron không vận tốc ban đầu vào điện trường giữ hai bản kim loại trên. Bỏ qua tác dụng của trọng trường. Quỹ đạo của êlectron là:

A  đường thẳng song song với các đường sức điện.

B đường thẳng vuông góc với các đường sức điện.

C một phần của đường hypebol.

D một phần của đường parabol

Câu 19 : Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1 = 20 (µF), C2 = 30 (µF) mắc nối tiếp với nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 (V).  Điện tích của mỗi tụ điện là:

A Q1 = 3.10-3 (C) và Q2 = 3.10-3 (C).    

B Q1 = 1,2.10-3 (C) và Q2 = 1,8.10-3 (C).

C Q1 = 1,8.10-3 (C) và Q2 = 1,2.10-3 (C)

D Q1 = 7,2.10-4 (C) và Q2 = 7,2.10-4 (C).

Câu 21 : Hai bóng đèn Đ1( 220V – 25W), Đ2 (220V – 100W) khi sáng bình thường thì

A  cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.

B cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1.

C cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.

D Điện trở của bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần điện trở của bóng đèn Đ1.

Câu 28 : Biểu thức nào sau đây là không đúng?

A

B

C E = U – Ir

D E = U + Ir

Câu 31 : Điều nào sau đây là sai khi nói về sự rơi tự do của các vật?   

A Trong quá trình rơi tự do, gia tốc của vật không đổi cả về hướng và độ lớn.

B Sự rơi tự do là sự rơi của các vật trong  chân không, chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

C Các vật rơi tự do tại cùng một nơi thì có gia tốc như nhau.

D Trong quá trình rơi tự do, vận tốc giảm dần theo thời gian.

Câu 32 : Chỉ ra câu sai. Chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau?

A Tốc độ góc không đổi.     

B Quỹ đạo là đường tròn.

C Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm.        

D Vectơ vận tốc không đổi.

Câu 34 : Một chất điểm chuyển động thẳng đều có phương trình chuyển động là:

A  x = x0 + vt    

B x = x0 - v0t + ½ .at2      

C x = v0 + at

D x = x0 + v0t + ½ .at2

Câu 35 : Chọn câu trả lời đúng. Chuyển động cơ học:      

A  Là sự thay đổi năng lượng của vật theo thời gian.

B  Là sự thay đổi tốc độ của vật theo thời gian.        

C  Là sự thay đổi trạng thái của vật theo thời gian.   

D Là sự thay đổi vị trí của vật so với các vật khác theo thời gian.                    

Câu 36 : Chuyển động tròn đều là chuyển động có:     

A Quỹ đạo là một đường tròn, vectơ vận tốc không đổi.

B Quỹ đạo là một đường tròn, vectơ vận tốc biến thiên một cách đều đặn.

C Quỹ đạo là một đường tròn, gia tốc hướng tâm biến thiên đều đặn.

D Quỹ đạo là một đường tròn, gia tốc hướng tâm có độ lớn không đổi.

Câu 37 : Từ công thức tính quãng đường của một chuyển động thẳng biến đổi đều:  s = 12t - 3t2 , s tính bằng mét, t tính bằng giây. Kết luận nào sai

A Gia tốc a = -6m/s2.      

B Vận tốc ban đầu v0 = 12m/s.  

C Công thức tính vận tốc v = 12 - 6t (m/s).      

D Gia tốc a = -3m/s2.    

Câu 39 : Chọn câu sai. Chất điểm chuyển động thẳng nhanh dần đều khi:

A a < 0 và v0 = 0  

B a > 0 và v0 = 0  

C a > 0 và v0 > 0  

D a < 0 và v0 > 0 

Câu 41 : Phương trình của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 3,2 + 45t (x đo bằng km và t đo bằng h) . Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?

A Từ điểm M cách O 3,2km, với vận tốc 45km/h.

B Từ điểm M cách O 3,2km, với vận tốc 3,2km/h.

C Từ điểm O, với vận tốc 3,2km/h.    

D Từ diểm O, với vận tốc 45km/h.

Câu 46 : Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do của các vật?        

A Lúc t = 0 thì v \( \ne \)0.  

B Tại một nơi và ở gần mặt đất mọi vật rơi tự do như nhau.

C Chuyển động thẳng nhanh dần đều.    

D Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

Câu 49 : Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10km có hai ô tô chạy cùng chiều nhau trên một đường thẳng. Vận tốc của ô tô chạy từ A là 54km/h và của ô tô chạy từ B là 48km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe ô tô làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của hai ô tô làm chiều dương.  Phương trình chuyển động của các ô tô trên như thế nào? Chọn câu trả lời đúng:      

A Ô tô chạy từ A : xA = -54t ; ô tô chạy từ B : xB = 48t

B Ô tô chạy từ A : xA = 54t + 10 ; ô tô chạy từ B : xB = 48t                             

C Ô tô chạy từ A : xA = 54t ; ô tô chạy từ B : xB = 48t - 10                             

D Ô tô chạy từ A : xA = 54t ; ô tô chạy từ B : xB = 48t + 10                              

Câu 50 : Chọn câu sai:

A Trong chuyển động thẳng chậm dần đều, các véctơ vận tốc và véctơ gia tốc ngược chiều nhau.

B  Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều vận tốc luôn có giá trị dương.

C Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, vận tốc biến thiên theo hàm số bậc nhất đối với thời gian.

D Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, đường đi là hàm bậc hai của thời gian.

Câu 51 : Chọn câu trả lời đúng. Trong công thức của chuyển động thẳng chậm dần đều: v = v0 + at

A  a luôn ngược dấu với v0.     

B a luôn luôn dương.     

C a luôn cùng dấu với v0.      

D v luôn luôn dương.     

Câu 52 : Một vật chuyển động có phương trình x = 4t2 - 3t + 7 (m; s). Điều nào sau đây là sai?

A Vận tốc ban đầu v0 = - 3m/s       

B Toạ độ ban đầu xo = 7m

C Gia tốc a = 8m/s2    

D Gia tốc a = 4m/s2            

Câu 54 : Chuyển động rơi tự do là chuyển động:

A Thẳng đều.    

B Chậm dần đều. 

C Biến đổi. 

D Nhanh dần đều.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247