Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý – Đề kiểm tra giữa học kỳ I (đề số 4) – Có lời giải chi tiết

– Đề kiểm tra giữa học kỳ I (đề số 4) – Có lời giải chi tiết

Câu 1 : Cho hai bản kim loại phẳng đặt song song tích điện trái dấu, thả một êlectron không vận tốc ban đầu vào điện trường giữ hai bản kim loại trên. Bỏ qua tác dụng của trọng trường. Quỹ đạo của êlectron là:

A đường thẳng song song với các đường sức điện.

B đường thẳng vuông góc với các đường sức điện.

C một phần của đường hypebol.

D một phần của đường parabol

Câu 5 : Một quả cầu nhôm rỗng được nhiễm điện thì điện tích của quả cầu

A  chỉ phân bố ở mặt trong của quả cầu.

B chỉ phân bố ở mặt ngoài của quả cầu.

C phân bố cả ở mặt trong và mặt ngoài của quả cầu.

D phân bố ở mặt trong nếu quả cầu nhiễm điện dương, ở mặt ngoài nếu quả cầu nhiễm điện âm.

Câu 6 : Phát biểu nào sau đây là đúng?

A Một vật dẫn nhiễm điện dương thì điện tích luôn luôn được phân bố đều trên bề mặt vật dẫn.

B Một quả cầu bằng đồng nhiễm điện âm thì vectơ cường độ điện trường tại điểm bất kì bên trong quả cầu có hướng về tâm quả cầu.

C Vectơ cường độ điện trường tại một điểm bên ngoài vật nhiễm điện luôn có phương vuông góc với mặt vật đó.

D Điện tích ở mặt ngoài của một quả cầu kim loại nhiễm điện được phân bố như nhau ở mọi điểm.

Câu 7 : Hai quả cầu bằng kim loại có bán kính như nhau, mang điện tích cùng dấu. Một quả cầu đặc, một quả cầu rỗng. Ta cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau thì

A điện tích của hai quả cầu bằng nhau.

B điện tích của quả cầu đặc lớn hơn điện tích của quả cầu rỗng.

C điện tích của quả cầu rỗng lớn hơn điện tích của quả cầu đặc.

D  hai quả cầu đều trở thành trung hoà điện.

Câu 8 : Đưa một cái đũa nhiễm điện lại gần những mẩu giấy nhỏ, ta thấy mẩu giấy bị hút về phía đũa. Sau khi chạm vào đũa thì

A mẩu giấy càng bị hút chặt vào đũa.

B mẩu giấy bị nhiễm điện tích trái dấu với đũa.

C  mẩu giấy bị trở lên trung hoà điện nên bị đũa đẩy ra.

D  mẩu giấy lại bị đẩy ra khỏi đũa do nhiễm điện cùng dấu với đũa.

Câu 9 : Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau. Mỗi vật đó gọi là một bản tụ.

B Tụ điện phẳng là tụ điện có hai bản tụ là hai tấm kim loại có kích thước lớn đặt đối diện với nhau.

C Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện và được đo bằng thương số giữa điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa hai bản tụ.

D Hiệu điện thế giới hạn là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện mà lớp điện môi của tụ điện đã bị đánh thủng.

Câu 10 : Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào:

A  Hình dạng, kích thước của hai bản tụ

B Khoảng cách giữa hai bản tụ.

C Bản chất của hai bản tụ. 

D Chất điện môi giữa hai bản tụ.

Câu 12 : Một tụ điện phẳng, giữ nguyên diện tích đối diện giữa hai bản tụ, tăng khoảng cách giữa hai bản tụ lên hai lần thì

A Điện dung của tụ điện không thay đổi. 

B Điện dung của tụ điện tăng lên hai lần.

C Điện dung của tụ điện giảm đi hai lần. 

D Điện dung của tụ điện tăng lên bốn lần.

Câu 15 : Một tụ điện có điện dung 500 (pF) được mắc vào hiệu điện thế 100 (V). Điện tích của tụ điện là:

A q = 5.104 (µC).   

B q = 5.104 (nC)

C q = 5.10-2 (µC). 

D q = 5.10-4 (C).

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247