Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Đề thi HK1 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Gia Định

Đề thi HK1 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Gia Định

Câu 1 : Mắc nối tiếp 3 pin giống nhau, biết mỗi pin có suất điện động 3V và điện trở trong \(1\Omega \). Suất điện động và điện trở trong của bộ pin là

A. 9V và \(9\Omega \)      

B. 9V và \(3\Omega \)

C. 3V và \(9\Omega \)           

D. 3V và \(3\Omega \)

Câu 2 : Mối liên hệ giữa hiệu điện thế \({U_{MN}}\) và hiệu điện thế \({U_{NM}}\) là

A. \({U_{MN}} = {U_{NM}}\)

B. \({U_{MN}} = \dfrac{1}{{{U_{NM}}}}\)

C. \({U_{MN}} =  - {U_{NM}}\)

D. \({U_{MN}} =  - \dfrac{1}{{{U_{NM}}}}\)

Câu 3 : Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tác dụng của dòng điện?

A. Acquy làm cho bóng đèn sợi đốt sáng lên biểu hiện tác dụng hóa học của dòng điện

B. Nam châm điện là một ví dụ về tác dụng từ của dòng điện

C. Hiện tượng điện giật là một tác dụng sinh lý của dòng điện.

D. Bàn là hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.

Câu 5 : Một điện tích điểm \(Q\), cường độ điện trường tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng \(r\) có độ lớn được xác định bởi biểu thức nào sau đây?

A. \(E = {9.10^9}.\dfrac{{\left| Q \right|}}{{{r^3}}}\)

B. \(E = {9.10^9}.\dfrac{{\left| Q \right|}}{{\sqrt r }}\)

C. \(E = {9.10^9}.\dfrac{{\left| Q \right|}}{r}\)

D. \(E = {9.10^9}.\dfrac{{\left| Q \right|}}{{{r^2}}}\)

Câu 8 : Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng

A. trong kĩ thuật hàn điện.

B. trong kĩ thuật mạ điện.

C. trong điốt bán dẫn. 

D. trong ống phóng điện tử.

Câu 9 : Một dây dẫn kim loại có điện lượng \(q = 30C\) đi qua tiết diện của dây trong thời gian 2 phút. Số electron qua tiết diện của dây trong 1 giây là

A. \(3,{125.10^{18}}\) hạt.

B. \(15,{625.10^{17}}\) hạt.

C. \(9,{375.10^{18}}\) hạt.

D. \(9,{375.10^{19}}\) hạt.

Câu 12 : Hạt mang tải điện trong chất điện phân là

A. electron, ion dương và ion âm.

B. electron và ion dương.

C. electron

D. ion dương và dòng ion âm

Câu 13 : Một ắc quy có suất điện động \(12V\) và điện trở trong \(2\Omega \), mạch ngoài điện trở \(R = 6\Omega \). Khi bị đoản mạch thì cường độ dòng điện qua nguồn là

A. \(I = 6\left( A \right)\)       

B. \(I = 1,5\left( A \right)\)

C. \(I = 3\left( A \right)\)         

D. \(I = 2,5\left( A \right)\)

Câu 14 : Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp thu được bộ nguồn \(7,5V - 3\Omega \) thì khi mắc 3 pin đó song song thu được bộ nguồn:

A. \(7,5V - 1\Omega \)       

B. \(2,5V - 1/3\Omega \)

C. \(2,5V - 3\Omega \)     

D. \(2,5V - 3\Omega \)

Câu 15 : Có 2 điện tích điểm \({q_1}\) và \({q_2}\) chúng hút nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. \({q_1}{q_2} > 0.\)      

B. \({q_1} < 0\) và \({q_2} < 0\)

C. \({q_1} > 0\) và \({q_2} > 0\)    

D. \({q_1}{q_2} < 0\)

Câu 16 : Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong quá trình nhiễm điện do cọ xát, electron đã di chuyển từ vật này sang vật khác.

B. Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hòa về điện.

C. Khi một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện thì ion dương chuyển từ vật nhiễm điện dương sang vật chưa nhiễm điện.

D. Khi một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện thì electron chuyển từ vật nhiễm chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.

Câu 17 : Công thức định luật Ôm cho toàn mạch là gì?

A. \({U_{AB}} = \xi  - rI\)

B. \(U = IR\)

C. \(I = \dfrac{\xi }{{R + r}}\)

D. \(\xi  = RI + rI\)

Câu 18 : Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ thuận với

A. thời gian dòng điện chạy qua mạch.

B. nhiệt độ của vật dẫn trong mạch.

C. hiệu điện thế hai đầu mạch.

D. cường độ dòng điện trong mạch.

Câu 20 : Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích \(Q = {5.10^{ - 9}}\left( C \right)\), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng \(10\left( {cm} \right)\) có độ lớn là:

A. \(E = 0,225\left( {V/m} \right)\)

B. \(E = 4500\left( {V/m} \right)\)

C. \(0,450\left( {V/m} \right)\)

D. \(E = 2250\left( {V/m} \right)\)

Câu 21 : Bản chất dòng điện trong chất điện phân là

A. Dòng ion dương dịch chuyển thoe chiều điện trường.

B. Dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.

C. Dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.

D. Dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.

Câu 26 : Hai điện tích \({q_1}\) và \({q_2}\) đẩy nhau, phát biểu nào sau đây là chính xác nhất?

A. \({q_1} < 0;{q_2} > 0.\)

B. \({q_1} > 0;{q_2} < 0.\)

C. \({q_1}{q_2} > 0.\) 

D. \({q_1}{q_2} < 0\)

Câu 27 : Các lực lạ bên trong của nguồn không có tác dụng:

A. Tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện.

B. Tạo ra sự tích điện khác nhau giữa 2 cực của nguồn điện.

C. Làm cho điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.

D. Tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện.

Câu 28 : Cho một điện tích điểm \( - Q\); điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều

A. phụ thuộc độ lớn của nó.

B. hướng về phía nó.

C. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.

D. hướng ra xa nó.

Câu 32 : Công của lực điện không phụ thuộc vào

A. cường độ của điện trường.

B. vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi.

C. hình dạng của đường đi.

D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.

Câu 33 : Hiện tượng điện phân không được ứng dụng trong việc:

A. hàn kim loại       

B. mạ điện

C. đúc điện         

D. luyện kim

Câu 34 : Dòng điện được định nghĩa là

A. là dòng chuyển dời có hướng của ion dương.

B. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.

C. dòng chuyển động của các điện tích.

D. là dòng chuyển dời có hướng của electron.

Câu 38 : Lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí sẽ thay đổi như thế nào khi đặt một tấm kính xen vào giữa hai điện tích đó ?

A. Phương, chiều và độ lớn không đổi.

B. Phương không đổi, nhưng chiều ngược lại và độ lớn thì giảm.

C. Phương, chiều không đổi, độ lớn tăng.

D. Phương, chiều không đổi và độ lớn giảm.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247