Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Đề thi HK1 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ

Đề thi HK1 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ

Câu 2 : Nguồn nào đóng vai trò máy phát, máy thu?

A. E1 và E2 là máy phát

B. E1 và E2 là máy thu

C. E1 phát, E2 thu

D. E1 thu, E2 phát.

Câu 4 : Khi có n nguồn giống nhau mắc nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r. Công thức đúng là:

A.

Eb = E; rb = r

B.

Eb = E; rb = r/n

C.

Eb = nE; rb = n.r

D.

Eb = n.E; rb = r/n

Câu 5 : Có n nguồn giống nhau mắc song song, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r. Công thức đúng là:

A.

Eb = E; rb = r

B. Eb = E; rb = r/n

C.

Eb = nE; rb = n.r

D. Eb = n.E; rb = r/n

Câu 11 : Chọn phát biểu đúng khi nói về các hạt tải điện trong chất bán dẫn

A. Các hạt tải điện trong chất bán dẫn luôn bao gồm cả electron dẫn và lỗ trống

B. Các hạt tải điện trong chất bán dẫn loại p chỉ là chỗ trống

C. Các hạt tải điện trong chất bán dẫn loại n chỉ là electron

D. Cả hai loại hạt tải điện gồm electron dẫn và lỗ trống đều mang điện âm

Câu 12 : Tính chất của điôt bán dẫn là

A. Chỉnh lưu và khuếch đại

B. Trộn sóng

C. Ổn áp và phát quang

D. Chỉnh lưu và dao động

Câu 15 : Chọn câu đúng. Photodiot:

A. Là một chuyển tiếp p-n-p

B. Có tác dụng biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu ánh sáng

C. Có tác dụng biến đổi tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện

D. Là một biến trở có giá trị thay đổi được dưới tác dụng của ánh sáng

Câu 22 : Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng hoá năng.

B.

Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng cơ năng.

C.

Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng nhiệt năng.

D. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó là năng lượng của điện trường trong tụ điện.

Câu 24 : Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng

A. thực hiện công của các lực lạ bên trong nguồn điện

B. sinh công trong mạch điện

C. tạo ra điện tích dương trong một giây

D. dự trữ điện tích của nguồn điện

Câu 25 : Hai điện cực kim loại trong pin điện hoá phải

A. Có cùng kích thước

B. Là hai kim loại khác nhau về bản chất hoá học

C. Có cùng khối lượng

D. Có cùng bản chất

Câu 29 : Khi nói về kim loại câu nào dưới đây là sai?

A. Kim loại chỉ tồn tại ở trạng thái rắn

B. Kim loại có khả năng uốn dẻo

C. Trong kim loại có nhiều electron tự do

D. Kim loại là chất dẫn điện

Câu 30 : Nguyên nhân có điện trở suất trong kim loại là do

A. các electron tự do chuyển động hỗn loạn

B. trong quá trình chuyển động có hướng dưới tác dụng của điện trường, các electron va chạm với các ion ở nút mạng

C. các ion ở nút mạng dao động sinh ra nhiệt làm xuất hiện trở suất.

D. mật độ electron trong kim loại nhỏ.

Câu 31 : Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ

A. không tăng

B. tăng lên

C. giảm đi

D. giảm sau đó tăng

Câu 33 : Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về quá trình dẫn điện tự lực của không khí?

A. Là quá trình dẫn điện trong không khí thường gặp: tỉa lửa điện, hồ quang điện

B. Là quá trình dẫn điện trong không khí không cần tác nhân ion hoá từ bên ngoài

C. Là quá trình dẫn điện trong không khí do tác nhân ion hoá từ bên ngoài

D. Là quá trình dẫn điện trong chất khí khi có hiện tượng nhân số hạt tải điện.

Câu 34 : Dòng điện trong chất khí chỉ có thể là dòng chuyển dời có hướng của

A. các ion âm mà ta đưa từ bên ngoài vào trong chất khí

B. các ion dương mà ta đưa từa bên ngoài vào trong chất khí

C. các electron mà ta đưa từ bên ngoài vào trong chất khí

D. các electron và ion được tạo ra trong chất khí hoặc đưa từ bên ngoài vào trong chất khí

Câu 35 : Chọn các quy ước đúng về cách gọi sấm, sét trong vật lí

A. Sấm là tiếng nổ khi có sự phóng điện giữa các đám mây với nhau

B. Sét là tiếng nổ khi có sự phóng điện trọng tự nhiên với cường độ lớn

C. Sấm là tiếng nổ khi có sự phóng điện trong tự nhiên với cường độ nhỏ

D. Sét là tiếng nổ khi có sự tiếp xúc giữa đám mây với mặt đất

Câu 36 : Tìm phương án đúng khi giải thích hiện tượng hồ quang điện

A. Là hiện tượng phóng điện trong không khí mà không có tác nhân ion hoá.

B. Tác nhân ion hoá trong hiện tượng hồ quang điện là ánh sáng của chính nó.

C. Là sự dẫn điện trong không khí với tác nhân ion hoá bởi nhiệt của sự va chạm giữa các hạt dẫn điện với điện cực.

D. Là sự dẫn điện trong không khí với hiệu điện thế đặt vào các điện cực rất lớn.

Câu 37 : Chọn câu đúng. Đặt vào hai dầu một điot bán dẫn p – n một hiệu điện thế U = Vp - Vn. Trong đó Vp = điện thế bán bán dẫn p; Vn = điện thế bên bán dẫn n.

A.

Có dòng điện qua điot khi U > 0

B. Có dòng điện qua điot khi U < 0

C.

Có dòng điện qua điot khi U = 0

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 40 : Điện tích q chuyển động từ M đến N trong một điện trường đều, công của lực điện càng nhỏ nếu

A.

Đường đi từ M đến N càng dài

B. Đường đi từ M đến N càng ngắn

C.

Hiệu điện thế UMN càng nhỏ

D. Hiệu điện thế UMN càng lớn

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247