Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Khuyến

Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Khuyến

Câu 3 : Tia tử ngoại được phát ra từ nguồn nào dưới đây

A. Hồ quang điện

B. Máy sấy

C. Lò nướng

D. Bếp củi

Câu 5 : Sóng nào sau đây có thể phản xạ trên tầng điện ly?

A. Sóng ngắn.

B. Sóng trung.

C. Sóng dài.

D. Sóng cực ngắn.

Câu 8 : Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô (H), dãy Laiman có

A. tất cả 5 vạch bức xạ đều nằm trong vùng tử ngoại

B. vô số vạch bức xạ nằm trong vùng tử ngoại.

C. vô số vạch bức xạ nằm trong vùng hồng ngoại.

D. tất cả 5 vạch bức xạ đều nằm trong vùng hồng ngoại.

Câu 9 : Năng lượng của 1 photon:

A. giảm dần theo thời gian

B. giảm khi khoảng cách tới nguồn tăng

C. không phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn

D. giảm khi truyền qua môi trường hấp thụ

Câu 12 : Tính chất nào sau đây không phải đặc điểm của tia X ?

A. Xuyên qua tấm chì dày hàng cm.

B. Hủy diệt tế bào.

C. Làm ion các chất khí.

D. Gây ra hiện tượng quang điện.

Câu 13 : Một tia sáng ló ra khỏi lăng kính chỉ có một màu không phải màu trắng, thì đó là ánh sáng:

A. đơn sắc.

B. đã bị tán sắc.

C. ánh sáng hồng ngoại.

D. đa sắc.

Câu 14 : Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Đường cảm ứng từ của từ trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức điện trường.

B. Điện trường xoáy có đường sức giống như đường sức điện của một điện tích điểm đứng yên.

C. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy.

D. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy.

Câu 15 : Trong số các bức xạ: Hồng ngoại, tử ngoại, vô tuyến, ánh sáng nhìn thấy, bức xạ có bước sóng dài nhất là

A. tia hồng ngoại.

B. tia tử ngoại.

C. sóng vô tuyến.

D. ánh sáng nhìn thấy

Câu 17 : Năng lượng từ trường trong mạch LC được xác định bởi công thức

A. \({{\rm{W}}_L} = L{i^2}\)

B. \({{\rm{W}}_L} = \frac{1}{2}Li\)

C. \({{\rm{W}}_L} = \frac{1}{2}L{i^2}\)

D. \({{\rm{W}}_L} = 2L{i^2}\)

Câu 18 : Với \({f_1},{\rm{ }}{f_2},{\rm{ }}{f_3}\) lần lượt là tần số của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia gamma (tia \(\gamma \)) thì

A. \({f_3} > {\rm{ }}{f_1} > {\rm{ }}{f_2}\)

B. \({f_2} > {\rm{ }}{f_1} > {\rm{ }}{f_3}\)

C. \({f_3} > {\rm{ }}{f_2} > {\rm{ }}{f_1}\)

D. \({f_1} > {\rm{ }}{f_2} > {\rm{ }}{f_3}\)

Câu 19 : Nguồn phát quang phổ liên tục là:

A. chất rắn, lỏng hoặc khí (hay hơi) ở áp suất cao được nung nóng.

B. chất lỏng và khí (hay khí) được nung nóng.

C. chất khí (hay hơi) ở áp suất thấp được nung nóng.

D. chất rắn, lỏng hoặc khí (hay hơi).

Câu 24 : Dựa vào việc phân tích quang phổ vạch phát xạ có thể:

A. Xác định được định tính thành phần hóa học của nguồn sáng.

B. Xác định được cả định tính và định lượng thành phần hóc học của nguồn sáng.

C. Xác định được nhiệt độ của nguồn sáng.

D. Xác định được khoảng cách đến nguồn sáng.

Câu 27 : Một Mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Tần số của dao động điện từ tự do trong mạch xác định bởi công thức:

A. \(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{C}{L}} \)

B. \(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{L}{C}} \)

C. \(f = 2\pi \sqrt {LC} \)

D. \(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)

Câu 28 : Sóng điện từ

A. không truyền được trong chân không.

B. không mang năng lượng.

C. là sóng ngang.

D. là sóng dọc.

Câu 29 : Quang phổ vạch hấp thụ là:

A. Các vạch sáng nằm sát nhau.

B. Hệ thống các vạch sáng nằm trên một nền tối.

C. Một dải màu liên tục từ đỏ đến tím.

D. Hệ thống các vạch tối nằm trền nền quang phổ liên tục.

Câu 30 : Khi cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì:

A. tần số thay đổi và vận tốc thay đổi.

B. tần số không đổi và vận tốc không đổi.

C. tần số thay đổi và vận tốc không đổi.

D. tần số không đổi và vận tốc thay đổi.

Câu 32 : Quang điện trở hoạt động dựa vào hiện tượng

A. quang - phát quang.

B. quang điện trong.

C. phát xạ cảm ứng.

D. nhiệt điện.

Câu 34 : Khi nói về quang điện, phát biểu nào sau đây sai?

A. Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài vì nó nhận năng lượng ánh sáng từ bên ngoài.

B. Công thoát êlectron của kim loại thường lớn hơn năng lượng cần thiết để giải phóng êlectron liên kết trong chất bán dẫn.       

C. Điện trở của quang điện trở giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.                 

D. Chất quang dẫn là chất dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành chất dẫn điện tốt khi bị chiếu ánh sáng thích hợp.

Câu 36 : Ánh sáng có tần số lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, lam, chàm, tím là ánh sáng

A. đỏ.                  

B. tím. 

C. lam.                                   

D. chàm. 

Câu 37 : Tia hồng ngoại

A. không phải là sóng điện từ.

B. không truyền được trong chân không.

C. là ánh sáng nhìn thấy, có màu hồng.

D. được ứng dụng để sưởi ấm.

Câu 39 : Điện từ trường bao gồm:

A. Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.

B. chỉ có từ trường biến thiên.

C.  chỉ có điện trường biến thiên.

D. Điện trường và từ trường không biến thiên.

Câu 40 : Tia nào sau đây khó quan sát hiện tượng giao thoa nhất ?

A. Tia hồng ngoại.

B. Tia tử ngoại. 

C. Tia X.

D. Ánh sáng nhìn thấy.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247