Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Đống Đa

Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Đống Đa

Câu 2 : Một hình chữ nhật kích thước 3(cm)×4(cm) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=5.10−4T. Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng một góc 300. Từ thông qua hình chữ nhật đó là:

A. \({6.10^{ - 7}}\left( {Wb} \right)\)

B. \({3.10^{ - 7}}\left( {Wb} \right)\)

C. \({5,2.10^{ - 7}}\left( {Wb} \right)\)

D. \({3.10^{ - 3}}\left( {Wb} \right)\)

Câu 6 : Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm? 

A. Sắt và hợp chất của sắt;  

B. Niken và hợp chất của niken;  

C. Cô ban và hợp chất của cô ban;  

D. Nhôm và hợp chất của nhôm.  

Câu 7 : Đặt hai cực của hai nam châm lại gần nhau thấy chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là sai?  

A. Hai cực gần nhau của hai nam châm là hai cực khác tên  

B. Hai cực xa nhau của hai nam châm là hai cực cùng tên  

C. Hai cực gần nhau của hai nam châm là hai cực cùng tên 

D. Câu C và B đúng.  

Câu 8 : Nhận định nào sau đây không đúng về nam châm?  

A. Mọi kim nam châm khi nằm cân bằng thì nó luôn nằm theo hướng Bắc – Nam  

B. Các cực cùng tên của các nam châm thì đẩy nhau;  

C. Mọi nam châm đều hút được sắt;  

D. Mọi nam châm bao giờ cũng có hai cực phân biệt

Câu 9 : Khi sử dụng kim nam châm để phát hiện sự có mặt của từ trường tại một điểm, nếu  

A. kim nam châm chỉ hướng Đông – Tây thì tại điểm đó có từ trường  

B. kim nam châm chỉ hướng Đông – Nam thì tại điểm đó không có từ trường  

C. kim nam châm chỉ hướng Tây – Bắc thì tại điểm đó không có từ trường  

D. kim nam châm chỉ hướng Bắc – Nam thì tại điểm đó có từ trường  

Câu 10 : Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về tương tác từ giữa các vật? 

A. Dòng điện có thể tác dụng lực lên nam châm.

B. Nam châm có thể tác dụng lực lên dòng điện. 

C. Hai dòng điện có thể tương tác với nhau. 

D. Hai dòng điện không thể tương tác với nhau.  

Câu 11 : Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì 2 dây dẫn  

A. hút nhau. 

B. đẩy nhau. 

C. không tương tác. 

D. đều dao động.  

Câu 12 : Lực nào sau đây không phải lực từ?  

A. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng;  

B. Lực Trái đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương bắc nam;  

C. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện; 

D. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau.     

Câu 13 : Các tương tác sau đây, tương tác nào không phải là tương tác từ:  

A. tương tác giữa hai nam châm  

B. tương tác giữa hai dây dẫn mang dòng điện  

C. tương tác giữa các điện tích đứng yên  

D. tương tác giữa nam châm và dòng điện

Câu 14 : Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường

A. thẳng.

B. song song.

C. thẳng song song.

D. thẳng song song và cách đều nhau.

Câu 20 : Người ta dùng khái niệm từ thông để diễn tả 

A. số đường sức từ qua một diện tích nào đó.  

B. độ mạnh yếu của từ trường.  

C. phương của vectơ cảm ứng từ. 

D. sự phân bố đường sức từ của từ trường.  

Câu 22 : Đơn vị từ thông là

A. Tesla (T).

B. Vebe (Wb).

C. Fara (F).

D. Tesla trên mét vuông (T/m2).

Câu 23 : 1 Wb bằng

A. 1 T.m2.

B. 1 T/m.

C. 1 T.m.

D. 1 T/ m2.

Câu 24 : Một vòng dây kín, phẳng đặt trong từ trường đều. Trong các yếu tố sau : I. Diện tích S của vòng dây 

A. I và II . 

B. I , II ,và III .  

C. I và III.   

D. I , II và IV.  

Câu 25 : Độ lớn của từ thông qua diện tích S đặt vuông góc với đường sức từ của từ trường đều có cảm ứng từ \(\overrightarrow B \)

A. tỉ lệ với số đường sức từ qua một đơn vị diện tích S.

B. tỉ lệ với góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) và vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n \) của diện tích S.

C. tỉ lệ với độ lớn chu vi của diện tích S.

D. tỉ lệ với độ lớn cảm ứng từ B tại nơi đặt diện tích S.

Câu 26 : Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ , góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến của diện tích S là α. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Từ thông qua một diện tích S đặt trong từ trường đều luôn có giá trị khác không.

B. Đơn vị của từ thông là Tesla (T).

C. Từ thông là đại lượng đại số.

D. Từ thông Φ xuyên qua mặt S xác định theo công thức Φ = BS sinα.

Câu 28 : Đặt một khung dây trong từ trường đều sao cho ban đầu mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ. Từ thông qua khung dây sẽ không thay đổi nếu khung dây

A. có diện tích tăng đều.

B. chuyển động tịnh tiến theo một phương bất kì.

C. có diện tích giảm đều.

D. quay quanh một trục nằm trong mặt phẳng của khung.

Câu 29 : Trường hợp nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung dây phẳng, kín?

A. Tịnh tiến khung dây trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung vuông góc với các đường sức từ.

B. Tịnh tiến khung dây trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung hợp với đường sức từ một góc α.

C. Cho khung quay trong từ trường đều xung quanh một trục cố định vuông góc với mặt phẳng khung.

D. Cho khung quay xung quanh một trục cố định nằm trong mặt phẳng khung và trục này không song song với đường sức từ.

Câu 31 : Điều nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng cảm ứng điện từ?  

A. Trong hiện tượng cảm ứng điện từ, từ trường có thể sinh ra dòng điện; 

B. Dòng điện cảm ứng có thể tạo ra từ từ trường của dòng điện hoặc từ trường của nam châm vĩnh cửu;  

C. Dòng điện cảm ứng trong mạch chỉ tồn tại khi có từ thông biến thiên qua mạch;  

D. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín nằm yên trong từ trường không đổi.  

Câu 32 : Định luật Len-xơ được dùng để  

A. xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín.  

B. xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín.  

C. xác định cường độ của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín.  

D. xác định sự biến thiên của từ thông qua một mạch điện kín, phẳng. 

Câu 33 : Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều  

A. sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch. 

B. hoàn toàn ngẫu nhiên. 

C. sao cho từ trường cảm ứng luôn cùng chiều với từ trường ngoài.  

D. sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài.  

Câu 36 : Phát biểu nào sau đây không đúng?  

A. Độ lớn suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín được xác định nhờ định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ.  

B. Kết hợp giữa định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ và định luật Len-xơ giúp ta xác định đuuợc độ lớn của suất điện động cảm ứng và chiều dòng điện cảm ứng.  

C. Chiều của dòng điện cảm ứng trong mạch điện kín được xác định nhờ định luật Len-xơ.  

D. Chiều của dòng điện cảm ứng trong mạch điện kín được xác định nhờ định luật Jun—Len-xơ.  

Câu 37 : Phát biểu nào sau đây là đúng?  

A. Hiện tượng sinh ra dòng điện Fu-cô có thể coi là hiện tượng tự cảm 

B. Hiện tượng sinh ra dòng điện Fu-cô không thể coi là hiện tượng cảm ứng điện từ  

C. Hiện tượng sinh ra dòng điện Fu-cô có thể coi là hiện tượng cảm ứng điện từ  

D. Không thể áp dụng định luật Len-xơ để xác định chiều của dòng điện Fu-cô.  

Câu 38 : Trong các hình vẽ a, b, c, d mũi tên chỉ chiều chuyển động của nam châm hoặc vòng dây kín. Khi xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong các vòng dây thì kết luận nào sau đây là đúng?

A. Dòng điện cảm ứng trong vòng dây dẫn kín có chiều cùng chiều kim đồng hồ ở hình a, b; ngược chiều kim đồng hồ ở hình c, d

B. Dòng điện cảm ứng trong vòng dây dẫn kín có chiều cùng chiều kim đồng hồ ở hình a, b, d; ngược chiều kim đồng hồ ở hình c

C. Dòng điện cảm ứng trong vòng dây dẫn kín có chiều cùng chiều kim đồng hồ ở hình b, d; ngược chiều kim đồng hồ ở hình a, c

D. Dòng điện cảm ứng trong vòng dây dẫn kín có chiều cùng chiều kim đồng hồ ở hình b, c; ngược chiều kim đồng hồ ở hình a, d.

Câu 39 : Khung dây dẫn ABCD rơi thẳng đứng (theo chiều mũi tên ở hình vẽ) qua vùng không gian có từ trường đều MNPQ. Đặt tên các vùng không gian như sau: vùng 1 trước MN, vùng 2 trong MNPQ, vùng 3 sau PQ. Trường hợp nào sau đây trong khung dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng? dòng điện cảm ứng khi đó có chiều như thế nào?

A. Khung dây dẫn đang chuyển động trong vùng 1. Chiều dòng điện cảm ứng ADCBA

B. Khung dây dẫn đang chuyển động trong vùng 2. Chiều dòng điện cảm ứng ABCDA

C. Khung dây dẫn đang chuyển động trong vùng 3. Chiều dòng điện cảm ứng ABCDA

D. Khung dây dẫn đang chuyển động giữa vùng 1 và vùng 2, chiều dòng điện cảm ứng ADCBA. Hoặc khung dây dẫn đang chuyển động giữa vùng 2 và vùng 3, chiều dòng điện cảm ứng ABCDA

Câu 40 : Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng

B. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung không có dòng điện cảm ứng

C. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ vuông với các đường cảm ứng từ thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng.

D. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ hợp với các đường cảm ứng từ một góc nhọn thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247