Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý 1300 bài tập Dao động điều hòa trong đề thi thử Đại học có lời giải (Phần 2) !!

1300 bài tập Dao động điều hòa trong đề thi thử Đại học có lời giải (Phần 2) !!

Câu 11 : Hai điểm M1 và M2 dao động điều hòa trên một trục x, quanh điểm O, với cùng tần số f, cùng biên độ A và lệch pha nhau một góc  φ. Độ dài đại số M1M2  biến đổi:

A. điều hòa theo thời gian với tần số f và có biên độ 2Asinφ 

B. điều hòa theo thời gian với tần số 2f và có biên độ 2Asinφ

C. điều hòa theo thời gian với tần số f và có biên độ 2Asinφ2

D. điều hòa theo thời gian với tần số 2f và có biên độ 2Asinφ2

Câu 19 : Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k, một đầu cố định một đầu gắn thêm một viên bi nhỏ có khối lượng m. Con lắc dao động điều hòa có cơ năng:

A. tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi.

B. tỉ lệ với bình phương chu kì dao động.

C. tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo.

D. tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.

Câu 22 : Con lắc lò xo dao động điều hòa, lực kéo về tác dụng lên vật luôn

A. cùng chiều với chiều chuyển động của vật.

B. hướng về vị trí biên.

C. hướng về vị trí cân bằng.

D. cùng chiều với chiều biến dạng của lò xo.

Câu 23 : Vật dao động điều hòa theo trục Ox. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.

B. lực kéo về tác dụng lên vật không đổi.

C. quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.

D. quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình cos.

Câu 29 : Dao động tắt dần:

A. có biên độ giảm dần theo thời gian.

B. có biên độ không đổi theo thời gian.

C. luôn có hại.

D. luôn có lợi.

Câu 30 : Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai?

A. tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

B. biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số dao động riêng của hệ.

C. tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số lực cưỡng bức.

D. biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

Câu 31 : Khi nói về dao động điều hòa của một vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. khi vật ở vị trí biên gia tốc của vật bằng không.

B. vecto vận tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng.

C. khi qua vị trí cân bằng vận tốc của vật bằng không.

D. vecto gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu 32 : Khi xảy ra cộng hưởng cơ thì vật sẽ tiếp tục dao động

A. với tần số bằng tần số dao động riêng.

B. mà không chịu ngoại lực tác dụng.

C. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.

D. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.

Câu 38 : Trong ống nhúng giảm xóc của bánh xe sau của xe gắn máy có ứng dụng của

A. dao động duy trì.

B. dao động điều hòa.

C. dao động tắt dần.

D. dao động tự do.

Câu 41 : Con lắc lò xo dao động điều hòa, khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần số dao động của vật

A. giảm đi 2 lần.

B. tăng lên 2 lần.

C. giảm đi 4 lần.

D. tăng lên 4 lần.

Câu 47 : Một con lắc lò xo gồm lò xo và vật nhỏ dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Động năng của con lắc đạt giá trị cực tiểu khi

A. lò xo có chiều dài cực đại.

B. lò xo không biến dạng.

C. vật có vận tốc cực đại.

D. vật đi qua vị trí cân bằng.

Câu 59 : Phát biểu nào sau đây là sai: Cơ năng của dao động điều hòa bằng

A. thế năng của vật ở vị trí biên.

B. tổng động năng và thế năng ở thời điểm bất kỳ.

C. động năng vào thời điểm ban đầu.

D. động năng của vật khi nó qua vị trí cân bằng

Câu 67 : Dao động cưỡng bức có biên độ càng lớn khi

A. tần số dao động cưỡng bức càng lớn.

B. tần số ngoại lực càng gần tần số riêng của hệ.

C. biên độ dao động cưỡng bức càng lớn.

D. biên độ lực cưỡng bức bằng biên độ dao động riêng.

Câu 80 : Vật dao động tắt dần có

A. biên độ luôn giảm dần theo thời gian.

B. động năng luôn giảm dần theo thời gian.

C. li độ luôn giảm dần theo thời gian.

D. tốc độ luôn giảm dần theo thời gian.

Câu 81 : Xét dao động điều hòa của con lắc đơn tại một điểm trên mặt đất. Khi con lắc đơn đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì

A. độ lớn li độ tăng.

B. tốc độ giảm.

C. độ lớn lực phục hồi giảm.

D. thế năng tăng.

Câu 82 : Hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt là x1=A1cos(ωt) cm và x2=-A2cos(ωt) cm. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.  Hai dao động ngược pha.

B. hai dao động vuông pha.

C. Hai dao động cùng pha.

D. Hai dao động lệch pha nhau một góc 0,25π.

Câu 86 : Tại một nơi chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ thuận với

A. căn bậc hai chiều dài con lắc.

B. gia tốc trọng trường.

C. căn bậc hai gia tốc trọng trường.

D. chiều dài con lắc.

Câu 103 : Một vật thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và có các biên độ thành phần lần lượt là 2 cm, 5 cm. Biên độ dao động tổng hợp là 3 cm. Chọn kết luận đúng?

A. Hai dao động thành phần ngược pha. 

B. Hai dao động thành phần lệch pha 1200.

C. Hai dao động thành phần cùng pha.

D. Hai dao động thành phần vuông pha.

Câu 104 : Lực phục hồi để tạo ra dao động của con lắc đơn là

A. thành phần của trọng lực vuông góc với dây treo.

B. Hợp của trọng lực và lực căng của dây treo vật nặng.

C. Lực căng của dây treo.

D. Hợp của lực căng dây treo và thành phần trọng lực theo phương dây treo.

Câu 105 : Năng lượng của một vật dao động điều hòa

A. bằng động năng của vật khi biến thiên.

B. bằng động năng của vật khi qua vị trí cân bằng.

C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng nửa chu kì dao động của vật.

D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng chu kì dao động của vật.

Câu 115 : Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hòa với biên độ nhỏ của con lắc sẽ

A. tăng vì gia tốc trọng trường tăng theo chiều cao.

B. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo chiều cao.

C. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo chiều cao.

D. tăng vì gia tốc trọng trường giảm theo chiều cao.

Câu 119 : Sự cộng hưởng xảy ra khi

A. biên độ dao động vật tăng lên do có ngoại lực tác dụng

B. tần số lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.

C. lực cản của môi trường rất nhỏ.

D. biên độ dao động cưỡng bức bằng biên độ dao động của hệ

Câu 121 : Biên độ dao động khi có sự cộng hưởng cơ phụ thuộc vào

Α. tần số ngoại lực tác dụng vào vật.

Β. cường độ ngoại lực tác dụng vào vật.

C. tần số riêng của hệ dao động.

D. lực cản của môi trường

Câu 122 : Trong quá trình dao động điều hòa của con lắc đơn. Nhận định nào sau đây sai?

A. Khi quả nặng ở điểm giới hạn, lực căng dây treo có độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của vật

B. Độ lớn của lực căng dây treo con lắc luôn lớn hơn trọng lượng vật

C. Chu kỳ dao động của con lắc không phụ thuộc vào biên độ dao động của nó

D. Khi góc hợp bởi phương dây treo còn lắc và phương thẳng đứng giảm, tốc độ của quả nặng sẽ tăng

Câu 136 : Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox với phương trình x = Asinωt. Nếu chọn gốc toạ độ  O tại vị trí cân bằng của vật thì gốc thời gian t = 0 là lúc vật:

A. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần dương của trục Ox.

B. qua vị trí cân bằng O ngược chiều dương của trục Ox.

C. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần âm của trục Ox.

D. qua vị trí cân bằng O theo chiều dương của trục Ox.

Câu 153 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động của con lắc đơn (bỏ qua lực cản của môi trường)?

A. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó.

B. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là nhanh dần

C. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, thì trọng lực tác dụng lên nó cân bằng với lực căng của dây.

D. Với dao động nhỏ thì dao động của con lắc là dao động điều hòa.

Câu 161 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học?

A. Hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ.

B. Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ thuộc vào lực cản của môi trường.

C. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy.

D. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy.

Câu 162 : Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động

A. với tần số bằng tần số dao động riêng. 

B. mà không chịu ngoại lực tác dụng.

C. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.

D. với tần số nhỏ hơn tần số dao động

Câu 163 : Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?

A. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.

B. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

C. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh.

D. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.

Câu 164 : Một vật dao động tắt dần, các đại lượng nào sau đây giảm dần theo thời gian?

A. biên độ và gia tốc.

B. li độ và tốc độ.

C. biên độ và năng lượng.

D. biên độ và tốc độ.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247