Chọn câu phát biểu đúng
A. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của một vật.
B. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của một vật.
C. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động.
D. Không cần có lực tác dụng thì vật vẫn chuyển động nhanh dần được.
Lực hãm không đổi có độ lớn F tác dụng vào vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc ban đầu v. Sau thời gian t bao lâu thì vật đó đứng yên?
A. \[t = \frac{{vF}}{m}\].
B. \[t = \frac{{mv}}{F}\].
C. \[t = \frac{F}{{mv}}\].
D. \[t = \frac{v}{{mF}}\].
Một người làm động tác “hít đất”: nằm sấp, chống tay xuống sàn để nâng người lên thì
A. người đó tác dụng lên sàn một lực hướng lên.
B. người đó không tác dụng lực lên sàn.
C. sàn tác dụng lên người đó một lực hướng lên.
D. sàn không tác dụng lực lên người đó.
Người ta thả một quả cầu kim loại vào một ống hình trụ chứa đầy dầu. Lúc đầu, quả cầu chuyển động nhanh dần. Sau một khoảng thời gian, nếu ống đủ cao thì quả cầu chuyển động với tốc độ không đổi. Hãy giải thích:
Tại sao lúc đầu quả cầu tăng tốc?
Một cầu thủ dùng chân đá quả bóng đang nằm yên trên mặt đất. Chân của cầu thủ tiếp xúc với bóng trong 5,0.10-4 s và bóng bay đi với vận tốc 30 m/s. Khối lượng của quả bóng là 4,2.10-2 kg.
Xác định độ lớn trung bình của lực do chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng.
Chỉ ra cặp lực – phản lực theo định luật III Newton trong các tình huống sau:
Bạn A giẫm lên ngón chân của bạn B.
Xe đạp đâm vào tường gạch và dừng lại.
Dùng tay ném một quả bóng lên không trung.
Trong mỗi trường hợp, hãy nêu rõ vật mà mỗi lực tác dụng và hướng của lực.
Một đường thử nghiệm được xây dựng để chạy thử xe có chiều dài một vòng là 1,10 km. Trong quá trình chạy thử nghiệm, một máy cảm biến ghi lại chiếc xe đang di chuyển ở tốc độ 16,0 m/s. Sau khi hoàn thành hai vòng tiếp theo của đường đua, máy cảm biến ghi lại tốc độ của xe là 289 m/s. Gia tốc của xe khi chạy trên đường thử nghiệm là không đổi và chiếc xe mẫu có khối lượng 1,25 tấn.
Tính lực tác dụng lên xe trong quá trình chạy thử.
Một bạn học sinh nhận xét rằng dù độ chênh lệch khối lượng giữa N và M được thay đổi khi làm thí nghiệm nhưng tổng khối lượng được buộc vào dây không đổi. Vì thế, chênh lệch trọng lượng giữa N và M là độ lớn lực tác dụng lên cả hệ 20 miếng thép và gây ra gia tốc a nên a tỉ lệ thuận với n. Hãy áp dụng biểu thức định luật II Newton lần lượt cho khối lượng treo tại N và tại M để chứng tỏ:
\[a = \frac{{\left( {{m_N} - {m_M}} \right)g}}{{{m_N} + {m_M}}}\]
Với g là gia tốc rơi tự do và bỏ qua ma sát.
Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).
Copyright © 2021 HOCTAP247