Đăng nhập
Đăng kí
Đăng nhập
Đăng kí
Tiểu học
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
Hóa học
Tài liệu
Đề thi & kiểm tra
Câu hỏi
Tiểu học
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
Hóa học
Tài liệu
Đề thi & kiểm tra
Câu hỏi
Trang chủ
Đề thi & kiểm tra
Lớp 10
Vật lý
Giải Lý 10 Phần 1: Cơ học !!
Giải Lý 10 Phần 1: Cơ học !!
Vật lý - Lớp 10
100 câu trắc nghiệm Động học chất điểm cơ bản !!
100 câu trắc nghiệm Động học chất điểm nâng cao !!
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 5 Chuyển động tròn đều
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 6 Tính tương đối của chuyển động và công thức cộng vận tốc
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 7 Sai số của phép đo các đại lượng vật lí
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 9 Tổng hợp và phân tích lực và Điều kiện cân bằng của chất điểm
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 10 Ba định luật Niu-tơn
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 11 Lực hấp dẫn và định luật vạn vật hấp dẫn
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 12 Lực đàn hồi của lò xo và Định luật Húc
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 13 Lực ma sát
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 14 Lực hướng tâm
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 15 Bài toán về chuyển động ném ngang
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 17 Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 21 Chuyển động tịnh tiến của vật rắn và chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 22 Ngẫu lực
Câu 1 :
Chất điểm là gì?
Câu 2 :
Nêu cách xác định vị trí của một ô tô trên một quốc lộ.
Câu 3 :
Nêu cách xác định vị trí của một vật trên một mặt phẳng .
Câu 4 :
Phân biệt hệ tọa độ và hệ quy chiếu.
Câu 5 :
Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm ?
Câu 6 :
Một người chỉ đường cho một khách du lịch như sau: "Ông hãy đi dọc theo phố này đến bờ một hồ lớn. Đứng tại đó, nhìn sang bên kia hồ theo hướng Tây Bắc, ông sẽ thấy tòa nhà của khách sạn S". Người chỉ đường đã xác định vị trí của khách sạn S theo cách nào?
Câu 7 :
Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay trên đường dài?
Câu 8 :
Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng những tọa độ nào?
Câu 9 :
Nếu lấy mốc thời gian là lúc 5 giờ 15 phút thì sau ít nhất bao lâu kim phút đuổi kịp kim giờ?
Câu 10 :
Chuyển động thẳng đều là gì?
Câu 11 :
Nêu những đặt điểm của chuyển động thẳng đều.
Câu 12 :
Tốc độ trung bình là gì?
Câu 13 :
Viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.
Câu 14 :
Nêu cách vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của một chuyển động thẳng đều .
Câu 15 :
Trong chuyển động thẳng đều:
Câu 16 :
Chỉ ra câu sai.
Câu 17 :
Đồ thị tọa độ - thời gian trong chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như ở hình 2.5. Trong khoảng thời gian nào xe chuyển động thẳng đều?
Câu 18 :
Hai ô tô xuất phát cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 10 km trên một đường thẳng qua A và B, chuyển động cùng chiều từ A đến B. Tốc độ của ô tô xuất phát từ A là 60 km/h, của ô tô xuất phát từ B là 40 km/h.
Câu 19 :
Một ô tô tải xuất phát từ thành phố H chuyển động thẳng đều về phía thành phố P với tốc độ 60 km/h. Khi đến thành phố D cách H 60 km thì xe dừng lại 1 giờ. Sau đó xe tiếp tục chuyển động đều về phía P với tốc độ 40 km/h. Con đường H-P coi như thẳng và dài 100 km.
Câu 20 :
Viết công thức tính vận tốc tức thời của một vật chuyển động tại một điểm trên quỹ đạo. Cho biết yêu cầu về độ lớn của các đại lượng trong công thức đó .
Câu 21 :
Chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều là gì?
Câu 22 :
Vecto vận tốc tức thời tại một điểm của một chuyển động thẳng được xác định:
Câu 23 :
Viết công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh, chậm dần đều. Nói rõ dấu của các loại đại lượng tham gia vào công thức đó.
Câu 24 :
Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh, chậm dần đều có đặc điểm gì? Gia tốc được đo bằng đơn vị nào? Chiều của vector gia tốc của các chuyển động này có đặc điểm gì?
Câu 25 :
Viết công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh, chậm dần đều. Nói rõ dấu của các đại lượng tham gia vào công thức đó. Quãng đường đi được trong các chuyển động này phụ thuộc vào thời gian theo hàm số dạng gì?
Câu 26 :
Viết phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh, chậm dần đều.
Câu 27 :
Thiết lập công thức tính gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều theo vận tốc và quãng đường đi được.
Câu 28 :
Câu nào đúng?
Câu 29 :
Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v
o
+ at thì
Câu 30 :
Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều ?
Câu 31 :
Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều .Sau 1 phút tàu đạt tốc độ 40 km/h.
Câu 32 :
Một ô tô đang chạy thẳng đều với tốc độ 40 km/h bỗng tăng ga chuyển động nhanh dần đều. Tính gia tốc của xe, biết rằng sau khi chạy được quãng đường 1 km thì ô tô đạt tốc độ 60 km/h.
Câu 33 :
Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 40 km/h thì hãm phanh, chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2 phút thì tàu dừng lại ở sân ga.
Câu 34 :
Một xe máy đang đi với tốc độ 36 km/h bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt, cách xe 20 m. Người ấy phanh gấp và xe đến sát miệng hố thì dừng lại.
Câu 35 :
Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự rơi nhanh, chậm của các vật khác nhau trong không khí?
Câu 36 :
Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi như thế nào?
Câu 37 :
Sự rơi tự do là gì?
Câu 38 :
Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do.
Câu 39 :
Trong trường hợp nào các vật rơi tự do với cùng một gia tốc g?
Câu 40 :
Viết các công thức vận tốc và quãng đường đi được của sự rơi tự do.
Câu 41 :
Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là sự rơi tự do nếu được thả rơi?
Câu 42 :
Chuyển động nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do?
Câu 43 :
Thả một hòn đá từ một độ cao h xuống đất. Hòn đá rơi trong 1 s. Nếu thả hòn đá đó từ độ cao 4 h xuống đất thì hòn đá rơi trong bao lâu?
Câu 44 :
Một vật nặng rơi từ độ cao 20 m xuống đất. Tính thời gian rơi, vận tốc của vật khi chạm đất. Lấy g = 10 m/s
2
.
Câu 45 :
Thả một hòn đá rơi từ miệng một cái hang sâu xuống đến đáy. Sau 4 s kể từ lúc bắt đầu thả thì nghe tiếng hòn đá chạm vào đáy. Tính chiều sâu của hang. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s. Lấy g = 9,8 m/s
2
.
Câu 46 :
Thả một hòn sỏi từ trên gác cao xuống đất. Trong giây cuối cùng hòn sỏi rơi được quãng đường 15 m. Tính độ cao của điểm từ đó bắt đầu thả hòn sỏi. Lấy g = 10 m/s
2
.
Câu 47 :
Chuyển động tròn đều là gì?
Câu 48 :
Nêu những đặc điểm của vecto vận tốc của chuyển động tròn đều.
Câu 49 :
Tốc độ góc là gì? Tốc độ góc được xác đinh như thế nào?
Câu 50 :
Viết công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc trong chuyển động tròn đều.
Câu 51 :
Chu kì của chuyển động tròn đều là gì? Viết công thức liên hệ giữa chu kì và tốc độ góc.
Câu 52 :
Tần số của chuyển động tròn đều là gì? Viết công thức liên hệ giữa chu kì và tần số.
Câu 53 :
Nêu những đặc điểm và viết công thức tính gia tốc trong chuyển động tròn đều.
Câu 54 :
Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?
Câu 55 :
Câu nào đúng?
Câu 56 :
Chỉ ra câu sai.
Câu 57 :
Một quạt máy quay với tần số 400 vòng/ phút. Cách quạt dài 0,8m. Tính tốc độ dài và tốc độ góc của một điểm ở đầu cánh quạt.
Câu 58 :
Bánh xe đạp có đường kính 0,66 m. Xe đạp chuyển động thẳng đều với vận tốc 12 km/h. Tính tốc độ dài và tốc độ góc của một điểm trên vành bánh đối với người ngồi trên xe .
Câu 59 :
Một đồng hồ treo tường có kim phút dài 10 cm và kim giờ dài 8 cm. Cho rằng các kim quay đều. Tính tốc độ dài và tốc độ góc của điểm đầu hai kim.
Câu 60 :
Một điểm nằm trên vành ngoài của một lốp xe máy cách trục của xe 30 cm. Xe chuyển động thẳng đều. Hỏi bánh xe phải quay bao nhiêu vòng thì số chỉ trên đồng hồ tốc độ của xe sẽ nhảy một số ứng với 1 km.
Câu 61 :
Một chiếc tàu thủy neo tại một điểm trên đường xích đạo. Hãy tính tốc độ góc và tốc độ dài của tàu đối với trục quay của Trái Đất . Biết bán kính của Trái Đất là 6400 km.
Câu 62 :
Nêu một ví dụ về tính tương đối của quỹ đạo của chuyển động.
Câu 63 :
Nêu một ví dụ về tính tương đối của vận tốc của chuyển động.
Câu 64 :
Trình bày công thức cộng vận tốc trong trường hợp các chuyển động cùng phương, cùng chiều ( cùng phương và ngược chiều).
Câu 65 :
Chọn câu khẳng định đúng. Đứng ở Trái Đất, ta sẽ thấy
Câu 66 :
Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng sông, sau 1 giờ đi được 10km. Một khúc gỗ trôi theo dòng sông, sau 1 phút trôi được 100/3 m. Vận tốc của thuyền buồm so với nước bằng bao nhiêu?
Câu 67 :
Một hành khách ngồi trong toa tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Hỏi toa tàu nào chạy?
Câu 68 :
Một ô tô A chạy đều trên một đường thẳng với vận tốc 40 km/h. Một ô tô B đuổi theo ô tô A với vận tốc 60 km/h. Xác định vận tốc của ô tô B đối với ô tô A và của ô tô A đối với ô tô B.
Câu 69 :
A ngồi trên một toa tàu chuyển động với vận tốc 15 km/h đang rời ga. B ngồi trên một toa tàu khác chuyển động với vận tốc 10 km/h đang vào ga. Hai đường tàu song song với nhau. Tính vận tốc của B đối với A.
Câu 70 :
Hãy tính thời gian rơi trung bình, sai số ngẫu nhiên, sai số dụng cụ và sai số phép đo thời gian. Phép đo này là trực tiếp hay gián tiếp ? Nếu chỉ đo 3 lần (n = 3) thì kết quả đo bằng bao nhiêu?
Câu 71 :
Dùng một thước milimet đo 5 lần khoảng cách giữa s giữa 2 điểm A,B đều cho một giá trị như nhau bằng 798mm.Tính sai số phép đo này và viết kết qủa đo.
Câu 72 :
Cho công thức tính vận tốc tại B: v = 2s/t và gia tốc rơi tự do: g = 2s/t
2
Câu 73 :
Sự rơi tự do là gì ? Nếu đặc điểm của chuyển động rơi tự do và viết công thức tính gia tốc rơi tự do ?
Câu 74 :
Phát biểu định nghĩa của lực và điều kiện cân bằng của một chất điểm.
Câu 75 :
Tổng hợp lực là gì? Phát biểu quy tắc hình bình hành.
Câu 76 :
Hợp lực F của hai lực đồng qui F
1
và F
2
có độ lớn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 77 :
Phân tích lực là gì? Nêu cách phân tích một lực thành hai lực thành phần đồng qui theo hai phương cho trước.
Câu 78 :
Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9 N và 12 N.
Câu 79 :
Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn 10 N.
Câu 80 :
Phân tích vecto lực F thành lực vecto lực F
1
và vecto lực F
2
theo hai phương OA và OB (hình 9.10). Giá trị nào sau đây là độ lớn của hai lực thành phần?
Câu 81 :
Một vật có trọng lượng P = 20 N được treo vào một vòng nhẫn O (coi là chất điểm). Vòng nhẫn được giữ yên bằng hai dây OA và OB (hình 9.11). Biết dây OA nằm ngang và hợp vơi dây OB một góc 120
0
. Tìm lực căng của hai dây OA và OB.
Câu 82 :
Em hãy đứng vào giữa hai chiếc bàn đặt gần nhau, mỗi tay đặt lên một bàn rồi dùng sức chống tay để nâng người lên khỏi mặt đất. Em hãy làm lại như thế vài lần, mỗi lần đẩy hai bàn tay ra xa nhau một chút. Hãy báo cáo kinh nghiệm mà em thu được.
Câu 83 :
Phát biểu định luật I Niu – Tơn. Quán tính là gì?
Câu 84 :
Phát biểu và viết hệ thức của định luật II Niu – tơn.
Câu 85 :
Nêu định nghĩa và các tính chất của khối lượng.
Câu 86 :
Trọng lượng của một vật là gì? Viết công thức của trọng lực tác dụng lên một vật.
Câu 87 :
Phát biểu và viết hệ thức của định luật III Niu – Tơn.
Câu 88 :
Nêu những đặc điểm của cặp "lực và phản lực" trong tương tác giữa hai vật.
Câu 89 :
Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó bị mất đi thì
Câu 90 :
Câu nào đúng?
Câu 91 :
Một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Tại sao có thể khẳng định rằng bàn đã tác dụng một lực lên nó?
Câu 92 :
Trong các cách viết hệ thức của định luật II Niu – tơn sau đây, cách viết nào đúng?
Câu 93 :
Một vật có khối lượng 8,0 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2,0 m/s
2
. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu? So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Lấy g = 10 m/s
2
.
Câu 94 :
Một quả bóng, khối lượng 0,50 kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 250 N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,020 s. Quả bóng bay đi với tốc độ.
Câu 95 :
Trong một tai nạn giao thông, một ô tô tải đâm vào một ô tô con đang chạy ngược chiều. Ô tô nào chịu lực lớn hơn ? Ô tô nào nhận được gia tốc lớn hơn? Hãy giải thích.
Câu 96 :
Để xách một túi đựng thức ăn, một người tác dụng vào túi một lực bằng 40 N hướng lên trên. Hãy miêu tả "phản lực" (theo định luật III) bằng cách chỉ ra
Câu 97 :
Hãy chỉ ra căp "lực và phản lực" trong tình huống sau: ô
tô đâm vào thanh chắn đường;
Câu 98 :
Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn và viết hệ thức của lực hấp dẫn.
Câu 99 :
Nêu định nghĩa trọng tâm của vật.
Câu 100 :
Tại sao gia tốc rơi tự do và trọng lượng của vật càng lên cao thì càng giảm.
Câu 101 :
Một vật khối lượng 1 kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10 N. Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?
Câu 102 :
Hai tàu thủy, mỗi chiếc có khối lượng 50 000 tấn ở cách nhau 1 km. Lấy g=10 m/s
2
. So sánh lực hấp dẫn giữa chúng với trọng lượng của một quả cân có khối lượng 20 g.
Câu 103 :
Trái Đất hút Mặt Trăng với một lực bằng bao nhiêu? Cho biết khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất là R = 38.107 m, khối lượng của Mặt Trăng m = 7,37.1022 kg, khối lượng của Trái Đất M = 6,0.1024 kg. Kích thước của Trái Đất và Mặt Trăng là rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
Câu 104 :
Tính trọng lượng của một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 75 kg khi người đó ở
Câu 105 :
Nêu những đặc điểm (về phương, chiều, điểm đặt ) của lực đàn hồi của:
Câu 106 :
Phát biểu định luật Húc
Câu 107 :
Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng k = 100 N/ m để nó dãn ra được 10 cm ?
Câu 108 :
Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 15 cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 4,5 N. Khi ấy lò xo dài 18 cm. Độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu ?
Câu 109 :
Một lò xo có chiều dài tự nhiên 30 cm, khi bị nén lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bị nén bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?
Câu 110 :
Treo một vật có trọng lượng 2,0 N vào một lò xo, lò xo dãn ra 10 mm. Treo một vật khác có trọng lượng chưa biết vào lò xo, nó dãn ra 80 mm.
Tính độ cứng của lò xo.
Câu 111 :
Nêu những đặc điểm của lực ma sát trượt.
Câu 112 :
Hệ số ma sát trượt là gì? Nó phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức của lực ma sát trượt.
Câu 113 :
Nêu những đặc điểm của lực ma sát nghỉ.
Câu 114 :
rong các cách viết công thức của lực ma sát trượt dưới đây, cách viết nào đúng ?
Câu 115 :
Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang có chịu lực ma sát nghỉ hay không?
Câu 116 :
Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt đó tăng lên?
Câu 117 :
Một vận động viên môn hốc cây (môn khúc quân cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ đầu 10 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng và mặt băng là 0,10. Lấy g = 9,8 m/s
2
. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bao nhiêu thì dừng lại?
Câu 118 :
Một tủ lạnh có trọng lượng 890 N chuyển động thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,51. Hỏi lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu ? Với lực đẩy tìm được có thể làm cho tủ lạnh chuyển động từ trạng thái nghỉ được không ?
Câu 119 :
Phát biểu và viết công thức của lực hướng tâm.
Câu 120 :
Lực hướng tâm có phải là một loại lực mới như lực hấp dẫn hay không?
Câu 121 :
Nêu một vài ứng dụng của chuyển động li tâm.
Câu 122 :
Một vật có khối lượng m = 20 g đặt ở mép một chiếc bàn quay. Hỏi phải quay bàn với tần số vòng lớn nhất bằng bao nhiêu để vật không văng ra khỏi bàn? Cho biết mặt bàn hình tròn, bán kính 1 m. Lực ma sát nghỉ cực đại bằng 0,08 N.
Câu 123 :
Một ô tô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn) với tốc độ 36 km/h. Hỏi áp lực của ô tô vào mặt đường tại điểm cao nhất (Hình 14.7) bằng bao nhiêu? Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50 m. Lấy g = 10 m/s
2
.
Câu 124 :
Một vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất ở độ cao h bằng bán kính R của Trái Đất. Cho R = 6400 km và lấy g = 10 m/s
2
. Hãy tính tốc độ và chu kì quay của vệ tinh.
Câu 125 :
Hãy giải thích các chuyện động sau đây bằng chuyển động li tâm:
Cho rau đã rửa vào rổ rồi vẩy một lúc thi rau ráo nước.
Câu 126 :
Để khảo sát chuyển động ném ngang, ta chọn hệ tọa độ Đề - các như thế nào là thích hợp nhất? Nêu cách phân tích chuyển động ném ngang thành hai chuyển động thành phần theo hai trục của hệ tọa độ đó.
Câu 127 :
Viết các chương trình của hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang và cho biết tính chất của mỗi chuyển động thành phần.
Câu 128 :
Lập phương trình quỹ đạo của chuyển động ném ngang, các công thức tính thời gian chuyển động và tầm ném xa.
Câu 129 :
Bi A có khối lượng lớn gấp đôi bi B. Cùng một lúc tại mái nhà, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí.
Câu 130 :
Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10 km với tốc độ 720 km/h . Viên phi công phải thả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để quả bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g = 10 m/s
2
. Vẽ một cách gần đúng dạng quỹ đạo của quả bom.
Câu 131 :
Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,50 m (theo phương ngang)? Lấy g = 10 m/s
2
. Thời gian rơi của hòn bi là:
Câu 132 :
Với số liệu của bài 6, hỏi tốc độ của viên bi lúc rời khỏi bàn?
Câu 133 :
Lực ma sát xuất hiện khi nào ? Kể tên các loại lực ma sát và viết công thức tính hệ số ma sát trượt ? Phương pháp xác định hệ số ma sát trượt dùng mặt phẳng nghiêng?
Câu 134 :
Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai lực.
Câu 135 :
Trọng tâm của một vật là gì? Trình bày phương pháp xác định trọng tâm của vật phẳng, mỏng bằng thực nghiệm.
Câu 136 :
Cho biết trọng tâm của một số vật đồng chất và có dạng hình học đối xứng.
Câu 137 :
Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy.
Câu 138 :
Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là gì?
Câu 139 :
Một vật có khối lượng m = 2 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính (Hình 17.9). Biết góc nghiêng α = 30
o
, g = 9,8 m/s
2
và ma sát là không đáng kể. Hãy xác định:
Câu 140 :
Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang các góc α = 45
o
. Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả cầu đồng chất có khổi lượng 2 kg (Hình 17.10). Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/s
2
. Hỏi áp lực của quả cầu lên mỗi mặt phẳng đỡ bằng bao nhiêu?
Câu 141 :
Một quả cầu đồng chất có khối lượng 3 kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây hợp với tường một góc α = 20
o
(Hình 17.11). Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường, lấy g = 9,8 m/s
2
. Lực căng T của sợi dây là bao nhiêu?
Câu 142 :
Momen lực đối với một trục quay là gì? Cánh tay đòn của lực là gì? Khi nào thì lực tác dụng vào một vật có trục quay cố định không làm cho vật quay?
Câu 143 :
Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (hay qui tắc momen lực).
Câu 144 :
Hãy vận dụng qui tắc momen lực vào trường hợp sau:
Một người dùng xà beng để bẩy một hòn đá (Hình 18.3).
Câu 145 :
Một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh (Hình 18.6). Khi người ấy tác dụng một lực 100 N vào đầu búa thì đinh bắt đầu chuyển động. Hãy tính lực cản của gỗ tác dụng vào đinh.
Câu 146 :
Hãy giải thích nguyên tắc hoạt động của chiếc cân (Hình 18.7).
Câu 147 :
Phát biểu qui tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.
Câu 148 :
Một người gánh một thùng gạo nặng 300 N và một thùng ngô nặng 200 N. Đòn gánh dài 1 m. Hỏi vai người đó phải đặt ở điểm nào, chịu một lực bằng bao nhiêu? Bỏ qua trọng lực của đòn gánh.
Câu 149 :
Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng 1000 N. Điểm treo cỗ máy cách vai người đi trước 60 cm và cách vai người đi sau 40 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy, hỏi mỗi người chịu một lực bằng bao nhiêu?
Câu 150 :
Một tấm ván nặng 240 N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4 m và cách điểm tựa B 1,2 m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A bằng bao nhiêu?
Câu 151 :
Hãy xác định trọng tâm của một bản phẳng mỏng, đồng chất, hình chữ nhật, dài 12 cm, rộng 6 cm, bị cắt mất một phần hình vuông có cạnh 3 cm ở một góc (Hình 19.7).
Câu 152 :
Thế nào là dạng cân bằng bền? không bền ? phiếm định?
Câu 153 :
Vị trí trọng tâm của vật có vai trò gì đối với mỗi dạng cân bằng?
Câu 154 :
Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là gì?
Câu 155 :
Hãy chỉ rõ dạng cân bằng của:
Câu 156 :
Người ta đã làm thế nào để thực hiện được mức vững vàng cao của trạng thái cân bằng ở những vật sau đây?
Câu 157 :
Một xe tải lần lượt chở các vật liệu sau với khối lượng bằng nhau: thép lá, gỗ và vải. Trong trường hợp nào thì xe khó bị đổ nhất? dễ bị đổ nhất?
Câu 158 :
- Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường thẳng nối hai điểm bất kì của vật luôn luôn song song với nó.
Câu 159 :
Có thể áp dụng định luật II Niu – tơn cho chuyển động tịnh tiến được không? Tại sao?
Câu 160 :
Momen lực có tác dụng như thế nào đối với một vật quay quanh một trục cố định?
Câu 161 :
Mức quán tính của một vật quay quanh một trục phụ thuộc những yếu tố nào?
Câu 162 :
Một vật có khối lượng m = 40 kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực nằm ngang F = 200 N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là µ
t
=0,25. Hãy tính:
Gia tốc của vật
Câu 163 :
Một vật có khối lượng m = 4,0 kg chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực F hợp với hướng chuyển động một góc α = 30
o
(Hình 21.6) . Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là μ
t
= 0,30. Tính độ lớn của lực để:
Câu 164 :
Một xe ca có khối lượng 1250 kg được dùng để kéo một xe móc có khối lượng 325 kg. Cả hai xe cùng chuyển động với gia tốc 2,15 m/s
2
. Bỏ qua chuyển động quay của các bánh xe. Hãy xác định:
Câu 165 :
Một vật đang quay quanh một trục với tốc độ góc ω = 6,28 rad/s . Nếu bỗng nhiên momen lực tác dụng lên nó đột nhiên mất đi thì
Câu 166 :
Đối với vật quay quanh một trục cố định, câu nào sau đây là đúng?
Câu 167 :
Mức quán tính của một vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào
Câu 168 :
Ngẫu lực là gì? Nêu một vài ví dụ về ngẫu lực.
Câu 169 :
Nêu tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn.
Câu 170 :
Viết công thức tính momen của ngẫu lực. Momen của ngẫu lực có đặc điểm gì?
Câu 171 :
Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Momen của ngẫu lực là:
Câu 172 :
Một ngẫu lực gồm hai vecto lực F
1
và F
2
có F
1
= F
2
= F và có cánh tay đòn d. Momen của ngẫu lực này là
Câu 173 :
Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5 cm và có độ lớn F
A
= F
B
= 1 N (Hình 22.6a)
Câu 174 :
Nêu định nghĩa và ý nghĩa của động lượng.
Câu 175 :
Khi nào động lượng của một vật biến thiên?
Câu 176 :
Hệ cô lập là gì?
Câu 177 :
Phát biểu định luật bảo toàn động lượng. Chứng tỏ rằng định luật đó tương đương với định luật III Niu – tơn .
Câu 178 :
Động lượng được tính bằng
Câu 179 :
Một quả bóng đang bay ngang với động lượng p thì đập vuông góc vào một bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại với phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:
Câu 180 :
Một vật nhỏ khối lượng m = 2 kg trượt xuống một đường dốc thẳng nhẵn tại một thời điểm xác định có vận tốc 3 m/s, sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s tiếp ngay sau đó 3 s vật có động lượng (kg.m/s) là:
Câu 181 :
Xe A có khối lượng 1000 kg và vận tốc 60 km/h; xe B có khối lượng 2000 kg và vận tốc 30 km/h . So sánh động lượng của chúng.
Câu 182 :
Một máy bay có khối lượng 160000 kg, bay với vận tốc 870 km/h. Tính động lượng của máy bay.
Câu 183 :
Phát biểu định nghĩa công và đơn vị công. Nêu ý nghĩa của công âm.
Câu 184 :
Phát biểu định nghĩa công suất và đơn vị công suất. Nêu ý nghĩa vật lý của công suất?
Câu 185 :
Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?
Câu 186 :
Công có thể biểu thị bằng tích của
Câu 187 :
Một lực
F
→
không đổi liên tục kéo một vật chuyển động với vận tốc
v
→
theo hướng
F
→
. Công suốt của lực
F
→
là :
Câu 188 :
Một người kéo một hòm gỗ khối lượng 80 kg trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp góc 30
o
so với phương nằm ngang. Lực tác dụng lên dây bằng 150 N. Tính công của lực đó khi hòm trượt đi được 20 m.
Câu 189 :
Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng 1000 kg lên cao 30 m. Lấy g = 10 m/s
2
. Tính thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó?
Câu 190 :
Nêu định nghĩa và công thức của động năng
Câu 191 :
Khi nào động năng của vật
Câu 192 :
Câu nào sai trong các câu sau?
Câu 193 :
Động năng của một vật tăng khi:
Câu 194 :
Một vật trọng lượng 1,0 N có động năng 1,0 J. Lấy g = 10 m/s
2
. Khi đó vận tốc của vật bằng bao nhiêu?
Câu 195 :
Một ô tô có khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 80 km/h. Động năng của ô tô có giá trị nào sau đây?
Câu 196 :
Tính động năng của một vận động viên có khối lượng 70 kg chạy đều hết quãng đường 400 m trong thời gian 45s.
Câu 197 :
Một vật khối lượng m = 2kg đang nằm yên trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Dưới tác dụng cả lực nằm ngang 5N, vật chuyển động và đi được 10m. Tính vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy.
Câu 198 :
Nêu định nghĩa và ý nghĩa của thế năng:
Câu 199 :
Khi một vật từ độ cao z, với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau thì
Câu 200 :
Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s
2
. Khi đó , vật ở độ cao bằng bao nhiêu?
Câu 201 :
Một vật khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lò xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn Δl (Δl < 0) thì thế năng đàn hồi bằng bao nhiêu?
Câu 202 :
Trong hình 26.5, hai vật cùng khối lượng nằm ở hai vị trí M và N sao cho MN nằm ngang. So sánh thế năng tại M và tại N.
Câu 203 :
Lò xo có độ cứng k = 200 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị nén 2 cm thì thế năng đàn hồi của hệ bằng bao nhiêu? Thế năng này có phụ thuộc khối lượng của vật không?
Câu 204 :
Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 40 km/h thì hãm phanh, chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2 phút thì tàu dừng lại ở sân ga.
Câu 205 :
Một xe máy đang đi với tốc độ 36 km/h bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt, cách xe 20 m. Người ấy phanh gấp và xe đến sát miệng hố thì dừng lại.
Câu 206 :
Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9 N và 12 N.
Câu 207 :
Hãy chỉ ra căp "lực và phản lực" trong tình huống sau:
Thủ môn bắt bóng
Câu 208 :
Hãy chỉ ra căp "lực và phản lực" trong tình huống sau g
ió đập vào cánh cửa.
Câu 209 :
Treo một vật có trọng lượng 2,0 N vào một lò xo, lò xo dãn ra 10 mm. Treo một vật khác có trọng lượng chưa biết vào lò xo, nó dãn ra 80 mm.
Tính trọng lượng chưa biết.
Câu 210 :
Hãy giải thích các chuyện động sau đây bằng chuyển động li tâm:
Thùng giặt quần áo của máy giặt có nhiều lỗ thủng nhỏ ở thành xung quanh (Hình 14.8). Ở công đoạn vắt nước, van xả nước mở ra và thùng quay nhanh làm quần áo ráo nước.
Câu 211 :
Hãy chỉ rõ dạng cân bằng của:
Câu 212 :
Hãy chỉ rõ dạng cân bằng của:
quả cầu đồng chất trên một mặt có dạng như Hình 20.9.
Câu 213 :
Một vật có khối lượng m = 40 kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực nằm ngang F = 200 N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là µ
t
=0,25. Hãy tính:
Vận tốc của vật ở cuối giây thứ ba
Câu 214 :
Một vật có khối lượng m = 40 kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực nằm ngang F = 200 N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là µ
t
=0,25. Hãy tính:
Đoạn đường mà vật đi được trong 3 giây đầu. Lấy g = 10 m/s
2
.
Câu 215 :
Hãy vận dụng qui tắc momen lực vào trường hợp sau: m
ột người cầm càng xe cút kít nâng lên (Hình 18.4).
Câu 216 :
Hãy vận dụng qui tắc momen lực vào trường hợp sau: m
ột người cầm hòn gạch trên tay (Hình 18.5).
Câu 217 :
Nếu nói (trong ví dụ b sách giáo khoa) vật chịu 4 lực là
Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).
Lớp 10
Vật lý
Vật lý - Lớp 10
Tiểu học
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
Hóa học
Tài liệu
Đề thi & kiểm tra
Câu hỏi
hoctapsgk.com
Nghe truyện audio
Đọc truyện chữ
Công thức nấu ăn
Copyright © 2021 HOCTAP247
https://anhhocde.com
X