Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Đề kiểm tra 1 tiết Chương 1 Vật lý 11 năm học 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Cư Trinh

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 1 Vật lý 11 năm học 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Cư Trinh

Câu 1 : Có bốn vật A, B, C, D nhỏ nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Điện tích của vật A và D trái dấu.              

B. Điện tích của vật A và D cùng dấu.

C. Điện tích của vật B và D cùng dấu.           

D. Điện tích của vật A và C cùng dấu

Câu 3 : Hai điện tích điểm q1 = +3 (μC) và q2 = -3 (μC),đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:

A.

lực hút với độ lớn F = 45 (N).      

B.  lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).

C.  lực hút với độ lớn F = 90 (N).              

D.  lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).

Câu 4 : Khi đưa một quả cầu nhỏ nhẹ không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì

A. hai quả cầu đẩy nhau.              

B. hai quả cầu hút nhau.

C. không hút mà cũng không đẩy nhau.      

D. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.

Câu 5 : Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:

A. dọc theo chiều của đường sức điện trường.    

B. ngược chiều đường sức điện trường.

C. vuông góc với đường sức điện trường.     

D. theo một quỹ đạo bất kỳ.

Câu 6 : Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 (V/m). Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4 (N). Độ lớn điện tích đó là:

A.

q = 8.10-6 (μC).       

B. q = 12,5.10-6 (μC).    

C. q = 1,25.10-3 (C).          

D. q = 12,5 (μC).

Câu 7 : Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10-9 (C), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn là:

A.

E = 0,450 (V/m).   

B. E = 0,225 (V/m).              

C. E = 4500 (V/m).            

D. E = 2250 (V/m).

Câu 11 : Thả cho một ion dương không có vận tốc ban đầu trong một điện trường. Ion dương đó sẽ 

A.

chuyển động dọc theo một đường sức của điện trường.          

B. chuyển động từ nơi có điện thế cao sang nơi có điện thế thấp.

C.

chuyển động từ nơi có điện thế thấp sang nơi có điện thế cao.

D. đứng yên.

Câu 12 : Thả cho một electron không có vận tốc ban đầu trong một điện trường. Electron đó sẽ 

A.

chuyển động dọc theo một đường sức của điện trường.         

B. chuyển động từ nơi có điện thế cao sang nơi có điện thế thấp.

C.

chuyển động từ nơi có điện thế thấp sang nơi có điện thế cao.

D. đứng yên.

Câu 13 : Chọn câu sai. Công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích

A.

phụ thuộc vào hình dạng đường đi.            

B. phụ thuộc vào điện trường.     

C.

phụ thuộc vào điện tích dịch chuyển.  

D. phụ thuộc vào hiệu điện thế ở hai đầu đường đi.

Câu 14 : Hai quả cầu nhỏ giống nhau, có điện tích q1 và q2 khác nhau ở khoảng cách R đẩy nhau với lực F0. Sau khi chúng tiếp xúc, đặt lại ở khoảng cách R chúng sẽ

A.

hút nhau với F < F0.           

B. hút nhau với F > F0.

C. đẩy nhau với F < F0.     

D.  đẩy nhau với F > F0.

Câu 15 : Cho một hình thoi tâm O, cường độ điện trường tại O triệt tiêu khi tại bốn đỉnh của hình thoi đặt

A.

các điện tích cùng độ lớn.

B. các điện tích ở các đỉnh kề nhau khác dấu nhau.

C.

các điện tích ở các đỉnh đối diện nhau cùng dấu và cùng độ lớn.

D. các điện tích cùng dấu.

Câu 17 : Nếu truyền cho quả cầu trung hoà về điện 5.105 electron thì quả cầu mang một điện tích là

A. 8.10-14 C.     

B.  -8.10-14 C.     

C. -1,6.10-24 C.      

D. 1,6.10-24 C.

Câu 26 : Hai quả cầu nhỏ mang điện tích  q1 = -6.10-9 C và q2 = 6.10-9C hút nhau bằng lực 8.10-6N. Nếu cho chúng chạm vào nhau rồi đưa trở về vị trí ban đầu thì chúng :

A.

hút nhau bằng lực 10-6N                    

B. đẩy nhau bằng lực 10-6N

C. không tương tác nhau                         

D. hút nhau bằng lực 2.10-6N

Câu 27 : Một hạt proton chuyển động dọc theo đường sức điện trường đều có cường độ 2000V/m. Công của lực điện trường khi di chuyển điện tích một đoạn 20cm là

A.

4,6.10-17 J                

B. 6,4.10-7 J                        

C. 6,4.10-17 J               

D. 4,6.10-7 J

Câu 29 : Hai điện tích q1 = 6.10-6C và q2 = - 4.10-6C  đặt cách nhau 20 cm trong không khí. Hai điện tích này sẽ:

A.

Đẩy nhau một lực 1,08 N        

B. Hút nhau một lực 1,08 N   

C. Đẩy nhau một lực 5,4 N         

D. Hút nhau một lực 5,4 N

Câu 30 : Nhận xét nào sau đây sai khi nói về điện trường:

A. Điện trường là dạng môi trường vật chất tồn tại xung quanh điện tích và gắn liền với điện tích.

B. Điện trường đều là điện trường của nó tính chất của nó là như nhau tại mọi điểm.

C. Tính chất cơ bản của điện trườn là tác dụng lực điện lên điện tích thử đặt vào trong nó.

D. Đường sức điện trường là những đường vẽ trong không gian bắt đầu từ điện tích âm và kết thúc ở điện tích âm.

Câu 32 : Lực tương tác giữa hai điện tích q1 = q2 = -3.10-9 C khi đặt cách nhau 10 cm trong không khí là

A. 8,1.10-10 N.   

B. 8,1.10-6 N.    

C. 2,7.10-10 N. 

D. 2,7.10-6 N.

Câu 36 : Hai điện tích q1 = 2.10-6 C và q2 = - 8.10-6 C lần lượt đặt tại hai điểm A và B với AB = 10 cm. Xác định điểm M trên đường AB mà tại đó \(\overrightarrow {{E_2}} \)= 4\(\overrightarrow {{E_1}} \) .

A.

M nằm trong AB với AM = 2,5 cm.

B. M nằm trong AB với AM = 5 cm.

C.

M nằm ngoài AB với AM = 2,5 cm.

D. M nằm ngoài AB với AM = 5 cm.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247