Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Hóa học Đề ôn tập Chương 3 môn Hóa học 9 năm 2021

Đề ôn tập Chương 3 môn Hóa học 9 năm 2021

Câu 1 : Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái nào?

A. lỏng và khí.

B. rắn và lỏng.

C. rắn và khí.

D. rắn, lỏng, khí.

Câu 2 : Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường?

A.

S, C, N2, Cl2.

B. C, S, Br2, Cl2.

C. Cl2, H2, N2, O2.

D. Br2, P, N2, O2.

Câu 3 : Dãy gồm các nguyên tố phi kim là những chất nào dưới đây?

A. C, S, O, Na.

B. Cl, C, P, S.

C. P, S, Si, Ca.

D. K, N, P, Si.

Câu 5 : Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit?

A. S, C, P.

B.

S, P, Cl2.

C. Si, P, Br2.

D. C, Cl2, Br2.

Câu 6 : Dãy phi kim tác dụng được với nhau là?

A.

S, Cl2, O2.

B. H2, S, O2.

C. Br2, C, O2.

D. N2, S, O2.

Câu 7 : Độ tan của chất khí tăng nếu điều gì xảy ra?

A. tăng nhiệt độ, tăng áp suất.

B. tăng nhiệt độ, giảm áp suất.

C. giảm nhiệt độ, tăng áp suất.

D. giảm nhiệt độ, giảm áp suất.

Câu 8 : Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với chất nào?

A. hiđro hoặc với kim loại.

B. dung dịch kiềm.

C. dung dịch axit.

D. dung dịch muối.

Câu 9 :  Dãy các chất tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí là những chất nào?

A.

C, Br2, S, Cl2.

B. C, O2, Na, Si.

C. Si, K, P, Cl2.

D. P, Ca, Cl2, S.

Câu 14 : Để phân biệt SO2 và SO3 có thể dùng một hóa chất nào sau đây?

A. dd BaCl2

B.  dd NaOH

C.

dd H2SO4

D. dd Ba(OH)2

Câu 18 : Clo là chất khí có màu gì?

A. nâu đỏ.

B. vàng lục.

C. lục nhạt.

D. trắng xanh.

Câu 19 : Clo là phi kim có độ hoạt động hoá học như thế nào?

A. mạnh hơn photpho, lưu huỳnh nhưng yếu hơn flo.

B. mạnh hơn photpho, lưu huỳnh và flo.

C. yếu hơn flo, lưu huỳnh nhưng mạnh hơn brom.

D. yếu hơn flo, photpho và brom.

Câu 20 : Nước clo là dung dịch hỗn hợp các chất nào?

A. HCl; HClO.

B.

Cl; HClO2; Cl2.

C. NaCl; NaClO.

D. HCl; HClO; Cl2.

Câu 21 : Clo tác dụng với natri hiđroxit ở điều kiện thường tạo chất gì?

A. tạo thành muối natri clorua và nước.

B. tạo thành nước javen.

C. tạo thành hỗn hợp các axit.

D. tạo thành muối natri hipoclorit và nước.

Câu 22 : Chất có thể dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm là gì?

A. mangan đioxit và axit clohiđric đặc.

B. mangan đioxit và axit sunfuric đặc.

C. mangan đioxit và axit nitric đặc.

D. mangan đioxit và muối natri clorua.

Câu 23 :  Trong công nghiệp người ta sản xuất clo bằng cách nào?

A. điện phân dung dịch muối ăn bão hoà .

B. điện phân dung dịch muối ăn bão hoà trong bình điện phân có màng ngăn.

C. nung nóng muối ăn.

D. đun nhẹ kalipemanganat với axit clohiđric đặc.

Câu 24 : Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng gì?

A. vật lí.

B. hoá học.

C. vật lí và hoá học.

D. không xảy ra hiện tượng vật lí và hóa học.

Câu 25 : Các khí có thể tồn tại trong một hỗn hợp ở bất kì điều kiện là gì?

A.

H2 và O2.

B. Cl2 và H2.

C. Cl2 và O2.

D. O2 và SO2.

Câu 28 : Từ bột Fe và một hoá chất X có thể điều chế trực tiếp được FeCl3. Vậy X là gì?

A. Dung dịch HCl.

B. Dung dịch CuCl2.

C. Khí clo.

D. Cả A, B, C đều được.

Câu 30 : Dung dịch hỗn hợp hai muối natri clorua và natri hipoclorit được gọi là gì?

A. Nước gia-ven

B.  Nước muối

C. Nước axeton

D.  Nước cất

Câu 31 : Dung dịch nước clo có màu gì?

A. Xanh lục

B. Hồng

C. Tím

D. Vàng lục

Câu 33 :  Clo tác dụng với hiđro tạo thành sản phẩm gì?

A.

Hiđro clorua

B. Hiđro florua

C. Hiđro bromua

D. Hiđro iotua

Câu 34 : Trong công nghiệp, clo được điều chế bằng phương pháp gì?

A. Điện phân dung dịch

B. Thủy phân

C. Nhiệt phân

D. Điện phân nóng chảy

Câu 35 : Clo tác dụng với sắt dư, sản phẩm thu được là gì?

A.

FeCl3

B. FeCl2

C. Fe

D. Fe và FeCl3

Câu 39 : Có 4 lọ đựng 4 khí riêng biệt: oxi, hiđro, clo và khí cacbonic. Bằng cách nào trong các cách sau đây để phân biệt mỗi khí trên (tiến hành theo trình tự sau):

A. Dùng nước vôi trong dư.

B. Dùng nước vôi trong dư, sau đó dùng quỳ tím ẩm.

C. Dùng tàn đom đóm, sau đó dùng quỳ tím ẩm.

D. Dùng quỳ tím ẩm, sau đó dùng nước vôi trong.

Câu 40 : Dạng thù hình của một nguyên tố là gì?

A. những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên.

B. những chất khác nhau do từ hai nguyên tố hoá học trở lên tạo nên.

C. những chất khác nhau được tạo nên từ cacbon.

D. những chất khác nhau được tạo nên từ nguyên tố phi kim với oxi.

Câu 41 : Các dạng thù hình của cacbon là gì?

A.  than chì, cacbon vô định hình, khí cacbonic.

B. than chì, kim cương, canxi cacbonat.

C. cacbon, cacbon oxit; cacbon ddioxxit.

D. kim cương, than chì, cacbon vô định hình.

Câu 42 : Do có tính hấp phụ, nên cacbon vô định hình được dùng làm?

A. điện cực, chất khử.

B. trắng đường, mặt nạ phòng hơi độc.

C. ruột bút chì, chất bôi trơn.

D. mũi khoan, dao cắt kính.

Câu 43 : Chất nào sau đây khi cháy tạo ra oxit ở thể khí ?

A. Kali.

B. Silic.

C. Cacbon.

D. Natri.

Câu 44 : Dãy oxit phản ứng với cacbon ở nhiệt độ cao tạo thành đơn chất kim loại là gì?

A.

CuO, BaO, Fe2O3.

B. PbO, CuO, FeO.

C. Fe2O3, PbO, Al2O3.

D. K2O, ZnO, Fe3O4

Câu 50 : Trong luyện kim, người ta sử dụng cacbon và hoá chất nào để điều chế kim loại ?

A.

Một số oxit kim loại như PbO, ZnO, CuO, ...

B. Một số bazơ như NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, ...

C. Một số axit như HNO3; H2SO4; H3PO4, ....

D. Một số muối như NaCl, CaCl2, CuCl2,...

Câu 51 : Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cacbon vì sao?

A. đều có cấu tạo tinh thể như nhau.

B. đều do nguyên tố cacbon tạo nên.

C. đều có tính chất vật lí tương tự nhau.

D. cả A và B đều đúng.

Câu 53 : Cacbon có thể tạo với oxi hai oxit là gì?

A.

CO, CO3

B. CO2, CO3

C. CO, CO2

D. CO2, C2O4

Câu 54 : Cacbon có thể tạo với oxi hai oxit là gì?

A.

CO, CO3

B. CO2, CO3

C. CO, CO2

D. CO2, C2O4

Câu 55 : Cacbon tạo thành một số dạng thù hình là gì?

A. Kim cương

B. Than chì

C.  Fuleren

D. Cả A, B, C và cacbon vô địch hình

Câu 56 : Khi mở các chai nước giải khát có ga thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt vì sao?

A.

Áp suất của khí CO2 trong chai nhỏ hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.

B. Áp suất của khí CO2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.

C. Áp suất của khí CO2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan tăng lên, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.

D. Áp suất của khí CO2 trong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.

Câu 60 : Quá trình nào sau đây làm giảm CO2 trong khí quyển?

A. Sự hô hấp của động vật và con người.

B. Cây xanh quang hợp.

C. Đốt than và khí đốt.

D. Quá trình nung vôi.

Câu 61 : Cho 1 mol Ba(OH)2 phản ứng với 1 mol CO2. Muối tạo thành là gì?

A.

BaCO3.

B. Ba(HCO3)2.

C. BaCO3 và Ba(HCO3)2.

D. BaCO3 và Ba(OH)2 dư.

Câu 65 : Khí CO dùng làm chất đốt trong công nghiệp có lẫn tạp chất là CO2 và SO2. Có thể làm sạch CO bằng

 chất nào?

A.

CuSO4 khan.

B. H2SO4 đặc.

C. dung dịch BaCl2.

D. dung dịch nước vôi trong.

Câu 67 : Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nung nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là

A.

Al2O3, Cu, MgO, Fe.

B.  Al, Fe, Cu, Mg.

C. Al2O3, Cu, Mg, Fe.

D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.

Câu 68 : Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là gì?

A. đồng (II) oxit và mangan oxit.

B. đồng (II) oxit và magie oxit

C. đồng (II) oxit và than hoạt tính.

D.  than hoạt tính.

Câu 71 : Khí COđiều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl và hơi nước. Để loại bỏ HCl và hơi nước ra khỏi hỗn hợp, ta dùng dung dịch gì?

A. Dung dịch NaOH đặc.

B.

Dung dịch Na2CO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.

C. Dung dịch H2SO4 đặc.

D. Dung dịch NaHCO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.

Câu 72 : Người ta có thể rót khí CO2 từ cốc này sang cốc khác là do tính chất nào sau đây?

A.

CO2 là chất nặng hơn không khí.

B. CO2 là chất khí không màu, không mùi.

C. CO2 không duy trì sự cháy và sự sống.

D. CO2 bị nén và làm lạnh hóa rắn.

Câu 73 : Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt khí CO2 và khí CO?

A. dung dịch NaCl.

B.

dung dịch CuSO4.

C. dung dịch HCl.

D. dung dịch Ca(OH)2 dư.

Câu 74 : Trong bình chữa cháy chứa khí nào sau đây?

A.

Cl2

B. CO2

C. SO2

D. O2

Câu 75 : Dãy các chất nào sau đây là muối axit ?

A.

NaHCO3, BaCO3, Na2CO3.

B. Ba(HCO3)2, NaHCO3, Ca(HCO3)2.

C. Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, MgCO3.

D. Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, CaCO3.

Câu 76 : Dãy gồm các muối đều tan trong nước là những chất nào?

A.

CaCO3, MgCO3, Mg(HCO3)2, K2CO3.

B. CaCO3, NaHCO3, Mg(HCO3)2, Na2CO3.

C. CaCO3, Na2CO3, NaHCO3, MgCO3.

D. Na2CO3, Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, K2CO3.

Câu 77 : Dãy gồm các chất bị phân hủy bởi nhiệt là gì?

A.

Na2CO3, Mg(OH)2, Ca(HCO3)2, BaCO3.

B. MgCO3, BaCO3, Ca(HCO3)2, NaHCO3.

C. K2CO3, KOH, MgCO3, Ca(HCO3)2.

D. NaHCO3, KHCO3, Na2CO3, K2CO3.

Câu 78 : Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl ở điều kiện thường là gì?

A.

Na2CO3, CaCO3.

B. K2SO4, Na2CO3.

C. Na2SO4, Mg(NO3)2.

D. Na2SO3, KNO3.

Câu 79 : Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong dung dịch ?

A.

HCl và KHCO3.

B. Ca(OH)2 và Ca(HCO3)2.

C. K2CO3 và CaCl2.

D. K2CO3 và Na2SO4.

Câu 83 : Có 2 dung dịch K2SO4 và K2CO3 thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết 2 dung dịch trên ?

A.

Dung dịch BaCl2.

B.  Dung dịch HCl.

C. Dung dịch NaOH.

D. Dung dịch Pb(NO3)2.

Câu 89 : Nhận xét nào sau đây không đúng về Silic?

A. Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi.

B. Silic chiếm ¼ khối lượng vỏ Trái Đất.

C. Trong tự nhiên Silic tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất.

D. Một số hợp chất của silic: cát trắng, đất sét (cao lanh).

Câu 91 : SiO2 là nguyên liệu quan trọng để sản xuất gì?

A. thủy tinh, đồ gốm.

B. thạch cao.

C. phân bón hóa học.

D.  chất dẻo.

Câu 92 : Nhận định nào sau đây về tính chất của silic là sai ?

A. Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu hơn cacbon, clo.

B. Ở nhiệt độ cao, silic phản ứng với oxi tạo thành silic đioxit

C. Silic là chất rắn, màu xám.

D. Silic dẫn điện tốt nên được dùng làm pin mặt trời.

Câu 93 : Đun nóng m gam Silic trong oxi dư thu được 5,34 gam silic đioxit. Giá trị của m

A. 1,869 gam.

B.  2,492 gam.

C. 3,738 gam.

D. 1,246 gam.

Câu 94 : Công nghiệp silicat gồm những ngành nào?

A. sản xuất đồ gốm, thủy tinh.

B. sản xuất xi măng.

C. sản xuất silic.

D.  sản xuất đồ gồm, thủy tinh, xi măng.

Câu 96 : Để có thể khắc chữ và hình trên thuỷ tinh người ta dùng dung dịch nào dưới đây?

A. dung dịch HCl.

B. dung dịch HBr.

C. dung dịch HI.

D. dung dịch HF.

Câu 99 : Oxit axit nào sau đây không tác dụng với nước?

A. Cacon đioxit

B. Lưu huỳnh đioxit

C. Silic đioxit

D. Đinitơ pentaoxit

Câu 100 : Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng?

A.

NaOH và CO2

B. CO2 và C

C. SiO2 và NaOH

D. KOH và K2SiO3

Câu 104 : Nhóm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là gì?

A. O, F, N, C.

B. F, O, N, C.

C. O, N, C, F.

D. C, N, O, F.

Câu 105 : Trong 1 chu kỳ (trừ chu kì 1), đi từ trái sang phải tính chất của các nguyên tố biến đổi như sau

A. tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần.

B. tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần.

C. tính kim loại giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần.

D. tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần.

Câu 106 : Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần ?

A. K, Na, Li, Rb.

B. Li, K, Rb, Na.

C.  Na, Li, Rb, K.

D. Li, Na, K, Rb.

Câu 109 : Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố X là

A. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là kim loại mạnh.

B. thuộc chu kỳ 7, nhóm III là kim loại yếu.

C. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim mạnh.

D. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim yếu.

Câu 110 : Trong chu kỳ 3, X là nguyên tố đứng đầu chu kỳ, còn Y là nguyên tố đứng cuối chu kỳ nhưng trước khí hiếm. Nguyên tố X và Y có tính chất sau

A. X là kim loại mạnh, Y là phi kim yếu.

B. X là kim loại mạnh, Y là phi kim mạnh.

C. X là kim loại yếu, Y là phi kim mạnh.

D. X là kim loại yếu, Y là phi kim yếu.

Câu 111 : Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 19, chu kỳ 4, nhóm I trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Điện tích hạt nhân 19+, 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại mạnh

B. Điện tích hạt nhân 19+, 1 lớp electron, lớp ngoài cùng có 4 electron, kim loại mạnh.

C. Điện tích hạt nhân 19+, 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 4 electron, kim loại yếu.

D. Điện tích hạt nhân 19+, 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại yếu.

Câu 112 : Nguyên tố X ở chu kỳ 4 nhóm VI, nguyên tố Y ở chu kỳ 2 nhóm VII. So sánh tính chất của X và Y thấy

A. tính phi kim của X mạnh hơn Y.

B. tính phi kim của Y mạnh hơn X.

C. X, Y có tính phi kim tương đương nhau.

D. X, Y có tính kim loại tương đương nhau.

Câu 113 : Nguyên tố X có hiệu số nguyên tử là 10. Điều khẳng định nào sau đây không đúng ?

A. Điện tích hạt nhân của nguyên tử là 10+, nguyên tử có 10 electron.

B. Nguyên tử X cuối chu kỳ 2.

C. X là một khí hiếm.

D. X là 1 kim loại hoạt động yếu.

Câu 114 : Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là:

A.

Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

B. Na2O, MgO, K2O, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

C. Na2O, MgO, K2O, SO2, P2O5, SO3, Cl2O7

D. K2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

Câu 116 : Nguyên tố B có điện tích hạt nhân bằng 19+, có 4 lớp electron, có 1e ở lớp ngoài cùng. Hãy cho biết vị trí của nguyên tố B?

A. B thuộc ô 18, chu kì 4, nhóm IB.

B. B thuộc ô 19, chu kì 3, nhóm II.

C. B thuộc ô 19, chu kì 4, nhóm I.

D. B thuộc ô 18, chu kì 3, nhóm I.

Câu 117 : Biết nguyên tố X có số hiệu là 17, chu kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố X?

A. X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là phi kim mạnh.

B. X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là phi kim mạnh.

C.  X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là kim loại mạnh.

D. X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là kim loại mạnh.

Câu 118 : Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc nào?

A. Chiều nguyên tử khối tăng dần.

B. Chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

C. Tính kim loại tăng dần.

D. Tính phi kim tăng dần.

Câu 119 : Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết điều gì?

A. Số thứ tự của nguyên tố.

B. Số electron lớp ngoài cùng.

C. Số hiệu nguyên tử

D. Số lớp electron.

Câu 120 : Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết điều gì?

A. Số electron lớp ngoài cùng.

B. Số thứ tự của nguyên tố.

C. Số hiệu nguyên tử.

D. Số lớp electron.

Câu 121 : Dãy nào sau đây thể hiện mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần?

A. Be, Fe, Ca, Cu.

B. Ca, K, Mg, Al.

C. Al, Zn, Co, Ca.

D. Ni, Mg, Li, Cs.

Câu 122 : Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần?

A. Mg, Na, Si, P.

B. Ca, P, B, C.

C. C, N, O, F.

D. O, N, C, B.

Câu 123 : Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm

B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, sắp xếp theo Z tăng dần

C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử

D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A, 8 nhóm B, 18 cột trong đó nhóm A có 8 cột và nhóm B có 10 cột

Câu 126 : Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 lần lượt là bao nhiêu?

A.  8 và 18

B. 18 và 8

C. 8 và 8

D. 18 và 32

Câu 128 : Nguyên tố X có hiệu số nguyên tử là 9. Điều khẳng định nào sau đây không đúng ?

A. Điện tích hạt nhân của nguyên tử là 9+, nguyên tử có 9 electron.

B. Nguyên tử X ở gần cuối chu kỳ 2, đầu nhóm VII.

C. X là 1 phi kim hoạt động mạnh.

D. X là 1 kim loại hoạt động yếu.

Câu 129 : Cặp chất tác dụng được với dung dịch KOH là gì?

A.

CO, SO2

B. SO2, SO3

C. FeO, Fe2O3

D. NO, NO2

Câu 131 : Khi dẫn khí clo vào cốc đựng nước, sau đó cho vào cốc 1 mẩu quỳ tím. Hiện tượng xảy ra là gì?

A. quỳ tím hóa đỏ.

B. quỳ tím hóa xanh.

C. quỳ tím không chuyển màu.

D. quỳ tím hóa đỏ sau đó mất màu ngay.

Câu 132 : Phản ứng giữa Cl2 và dung dịch NaOH ở điều kiện thường dùng để điều chế chất nào?

A. thuốc tím.

B. nước gia - ven.

C. clorua vôi.

D.  kali clorat.

Câu 134 : Trong các chất sau chất nào có thể tham gia phản ứng với clo ?

A. Oxi

B. Dung dịch KOH.

C. CuO.

D. NaCl.

Câu 135 : Khí CO lẫn tạp chất là CO2 và SO2 có thể làm sạch CO bằng cách dẫn mẫu khí trên qua chất nào?

A.

dung dịch H2SO4 đặc.

B. dung dịch Ca(OH)2.

C. dung dịch CaSO4.

D. dung dịch CaCl2.

Câu 140 : Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng số liệu nào?

A.  số hiệu nguyên tử

B. nguyên tử khối

C. số nơtron

D. số lớp electron.

Câu 141 : Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, sự thay đổi nào sau đây đúng?

A. tính kim loại tăng dần.

B. tính phi kim tăng dần.

C. tính kim loại không đổi.

D. tính phi kim giảm dần.

Câu 143 : Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là bao nhiêu?

A. 8 và 18

B. 18 và 8

C. 8 và 8   

D. 18 và 32

Câu 145 : Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc chu kì mấy và nhóm mấy?

A. Chu kì 3, nhóm IVA 

B. Chu kì 3, nhóm VIA

C. Chu kì 4, nhóm IVA

D. Chu kì 4, nhóm IIIA

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247