Tính V HCl 1M đã tham gia phản ứng biết khi nung 5,6g Fe và 1,6g S thu được chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng với A thu đuợc khí B.

Câu hỏi :

Tính V HCl 1M đã tham gia phản ứng biết khi nung 5,6g Fe và 1,6g S thu được chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng với A thu đuợc khí B.

A. 0,2 lít

B. 0,1 lít

C. 0,3 lít

D. 0,4 lít

* Đáp án

A

* Hướng dẫn giải

\({n_{F{\rm{e}}}} = \dfrac{{5,6}}{{56}} = 0,1\,\,mol;{n_S} = \dfrac{{1,6}}{{32}} = 0,05\,\,mol\)

PTHH: \(F{\text{e}} + S\xrightarrow{{{t^0}}}F{\text{eS}}\) (1)

Ta thấy \(\dfrac{{{n_{F{\rm{e}}}}}}{1} = \dfrac{{0,1}}{1} > \dfrac{{{n_S}}}{1} = \dfrac{{0,05}}{1} \to \)Fe dư, S phản ứng hết. mọi tính toán tính theo số mol của S

Theo phương trình (1): \({n_{F{\rm{e}}(pu)}} = {n_S} = 0,05\,\,mol \to {n_{F{\rm{e}}(du)}} = 0,1 - 0,05 = 0,05\,\,mol\)

Theo phương trình (1): \({n_{F{\rm{eS}}}} = {n_S} = 0,05\,\,mol\)

Vậy chất rắn A gồm Fe dư (0,05 mol) và FeS (0,05 mol)

Khi cho chất rắn A tác dụng với dung dịch HCl ta có các phương trình hóa học:

\(F{\rm{e}} + 2HCl \to F{\rm{e}}C{l_2} + {H_2}\) (2)

\(F{\rm{eS + 2HCl}} \to {\rm{Fe}}C{l_2} + {H_2}S\) (3)

Theo phương trình (2): \({n_{HCl(2)}} = 2{n_{F{\rm{e}}(du)}} = 2.0,05 = 0,1\,\,mol\)

Theo phương trình (3): \({n_{HCl(3)}} = 2{n_{F{\rm{eS}}}} = 2.0,05 = 0,1\,\,mol\)

\( \to {n_{HCl}} = {n_{HCl(2)}} + {n_{HCl(3)}} = 0,1 + 0,1 = 0,2\,\,mol\)

\( \to {V_{HCl}} = \dfrac{{0,2}}{1} = 0,2\) lít

Copyright © 2021 HOCTAP247