Hòa tan hoàn toàn m gam oxit MO ( M là kim loại) trong 78,4 gam dung dịch H2SO4 6,25% (loãng) thì thu được dung dịch X trong đó nồ

Câu hỏi :

Hòa tan hoàn toàn m gam oxit MO ( M là kim loại) trong 78,4 gam dung dịch H2SO4 6,25% (loãng) thì thu được dung dịch X trong đó nồng độ H2SO4 còn dư là 2,433%. Mặt khác khi cho CO dư đi qua m gam MO nung nóng, phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y, cho Y qua 500 ml dung dịch NaOH 0,1M thì chỉ còn một khí duy nhất thoát ra, trong dung dịch có chứa 2,96 gam muối.1. Xác định kim loại M và khối lượng m.

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

1) nH2SO4 = 0,05 mol; gọi nMO = a mol

- Hòa tan MO vào dd H2SO4 loãng: MO + H2SO4 → MSO4 + H2O

⇒ nH2SO4(dư) =  (0,05 - a) mol

mdd sau phản ứng = (M + 16)a + 78,4 (gam)

mMO = (M + 16)a = m (gam)

Ta có C% =  2,433%  (I)

- Khử MO bằng CO dư

MO + CO → M + CO2

Vậy hỗn hợp Y gồm CO2 và CO dư

- Cho Y qua dd NaOH có nNaOH = 0,5.0,1= 0,05 (mol) mà chỉ còn một khí thoát ra thì đó là CO, vậy CO2 đã phản ứng hết. Gọi k là số mol Na2CO3, t là số mol NaHCO3 (t,k>= 0).

- Phản ứng có thể xảy ra:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

CO2 + NaOH → NaHCO

Ta có 106k + 84t = 2,96 (II)  và 2k + t = 0,05 (III)

Từ (II) và (III) → k = 0,02 và t = 0,01 → nCO2 = 0,03 (mol) 

Thay vào (I) được M = 56 → đó là Fe và m = (56 + 16).0,03 = 2,16 (g)

2) Dung dịch X gồm: FeSO4 ( 0,03 mol) và H2SO4 dư ( 0,02 mol)

Khi cho Al vào, phản ứng hoàn toàn mà có 1,12 g chất rắn ⇒ H2SO4 đã hết

  2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

0,04/3 → 0,02

2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe

2b/3       b                                   b

Khối lượng Fe trong dd X : 56.0,03 = 1,68 (g) > 1,12 (g)

→ FeSO4 còn dư thì Al hết.

Vậy b = 0,02

→ nAl = (0,04/3) + (0,04/3) = 0,08/3 mol

→ x = 27. 0,08/3 = 0,72 (g) 

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Đề thi HSG môn Hóa lớp 9 năm 2019 - Phòng GDĐT Cẩm Thủy

Số câu hỏi: 10

Copyright © 2021 HOCTAP247