a, Khi cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thì có bọt khi H2 thoát ra khỏi dung dịch liên tục kim loại bị hoà tan hết là Al, còn Fe, Cu không tan.
2Al + 2H2O → NaAlO2 + H2
- Khi cho B tác dụng với dung dịch HCl dư còn bọt khí H2 thoát ra khỏi dung dịch liên tục. Kim loại bị tan hết là Fe, Al còn Cu không tan
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Khi cho C tác dụng với dung dịch HNO3 đặc dư thì có khí màu nâu thoát ra khỏi dung dịch. Kim loại bị hoà tan hết đó là Cu, còn Al, Fe không hoà tan.
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
b, Gạn lọc kết tủa ở các phần trên thì dung dịch A thu được chứa NaAlO2 và NaOH dư; dung dịch B chứa: FeCl2, AlCl3, HCl dư; dung dịch C chứa Cu(NO3)2, HNO3 dư.
- Cho dung dịch HCl vào dung dịch A xảy ra phản ứng: HCl + NaOH → NaCl + H2O
Đồng thời xuất hiện kết tủa màu trắng: NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + NaCl
Đến một lúc nào đó kết tủa dần tan thu được dung dịch trong suốt khi HCl dùng dư.
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
- Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch B xảy ra phản ứng
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Đồng thời kết tủa trắng xuất hiện
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
AlCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
Đến một lúc nào đó kết tủa tan dần nhưng vẫn còn kết tủa trắng hơi xanh khi NaOH dùng dư (vì Fe(OH)2 có màu trắng xanh)
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
- Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch C xảy ra phản ứng
NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O
Đồng thời kết tủa xanh xuất hiện
Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247