a, Giải thích vì sao đồ dùng bằng nhôm không dùng đựng dung dịch kiềm mạnh.b, Đặt hai cốc trên đĩa cân.

Câu hỏi :

a, Giải thích vì sao đồ dùng bằng nhôm không dùng đựng dung dịch kiềm mạnh.b, Đặt hai cốc trên đĩa cân. Rót dung dịch H2SO4 loãng vào hai cốc, lượng axít ở hai cốc bằng nhau, cân ở vị trí thăng bằng. Cho mẫu Kẽm vào một cốc và mẫu Sắt vào cốc kia. Khối lượng của hai mẫu như nhau. Cân sẽ ở vị trí nào sau khi kết thúc phản ứng ?

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

a, - Không thể dùng đồ nhôm đựng dung dịch kiềm mạnh, chẳng hạn nước vôi trong là do:

+ Trước hết lớp Al2O3 bị phá huỷ vì Al2O3 là một hợp chất lưỡng tính

          Al2O3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)+ H2O

+ Sau khi lớp Al2O3 bị hoà tan, Al phản ứng với nước mạnh

          2Al + 6H2O →  2Al(OH)3 + 3H

+ Sự phá huỷ Al xảy ra liên tục bởi vì Al(OH)sinh ra đến đâu lập tức bị hoà tan ngay bởi Ca(OH)2, do Al(OH)3 là hợp chất lưỡng tính

          2Al(OH)3 + Ca(OH)2 →  Ca(AlO2)2 + 4H2O

Phản ứng chỉ dừng lại khi nào hết nhôm hoặc hết nước vôi trong

b, * Trường hợp axít đủ hoặc dư

Cân sẽ nghiêng về cốc cho kẽm vào nếu axít đủ hoặc dư

Phương trình phản ứng hoá học là:

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H

65g                                   2g

ag                                     2a/65

Fe + H2SO4 →  FeSO4 + H2­

56g                                     2g

ag                                       2a/56

Vì 2a/56  > 2a/65  cho nên cân sẽ nghiêng về cốc cho miếng sắt.

* Nếu axít thiếu thì lượng H2 được tính theo lượng axit. Do lượng axit bằng nhau nên lượng H2 thoát ra ở hai cốc bằng nhau. Cân vẫn ở vị trí cân bằng sau khi kết thúc phản ứng.  

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Đề thi HSG môn Hóa lớp 9 năm 2019 - Tỉnh Nghệ An

Số câu hỏi: 5

Copyright © 2021 HOCTAP247