Các phản ứng xảy ra: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 ↑
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑
a, Nhận xét: Với lượng 23,4 gam X không đổi ở 2 trường hợp.
Trong trường hợp 2 dùng lượng axit gấm 3/2 lần (1,5 lần) lượng axit ở thí nghiệm 1 và lượng khí thoát ra chỉ gấp 11,2 : 8,96 = 5/4 lần (1,25 lần).
Vì vậy, Trong trường hợp 1 thì X chưa tan hết, trong trường hợp 2 thì axit còn dư.
b, Đặt x, y lần lượt là số mol của Mg và Zn. → mX = mMg + mZn = 24x + 65y = 24,3 (gam) (1)
Vì trong trường hợp 1: axit hết, kim loại còn dư nên ta dựa vào trường hợp này để tính nồng độ:
Bảo toàn nguyên tố H, ta có: nH2SO4 = nH2↑ = 8,96 : 22,4 = 0,4 (mol)
→ CM(ddY)= a = 0,4 2 = 0,2 mol/l (hoặc 0,2 M)
Vì trong trường hợp 2: axit còn dư, kim loại tan hết nên ta dựa vào trường hợp này để tính khối lượng mỗi kim loại.
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 ↑
x → x → x → x (mol)
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑
y → y → y → y (mol)
→ nH2↑ = x + y = 11,2 : 22,4 = 0,5 (mol)
Từ (1) và (2) → x = 0,2 và y = 0,3
→ Khối lượng của Mg: mMg = 0,2 × 24 = 4,8 (gam)
Khối lượng của Zn: mZn = 0,3 × 65 = 19,5 (gam)
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247