A. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.
B. luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm.
C. luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng.
D. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
Đáp án: D
Bốn phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến đó chính là: giấy viết, mực in, thuốc súng và La bàn.
Giấy viết: Người phát minh ra nghề làm giấy là hoạn quan Thái Luân. Ông dùng vỏ cây, sợi gai, vải rách… dùng để chế tạo ra giấy. Thực ra trước Thái Luân đã có nghề làm giấy ở Trung Quốc, có thể là từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên, sớm hơn Thái Luân tới 100 năm. Cho nên Thái Luân chỉ được coi là người có công cải tiến kỹ thuật làm giấy ở Trung Quốc. Vào thời Triều Tống, tiền giấy Giao Tử phát hành sớm nhất ở Trung Quốc.
Thuốc súng: Thuốc nổ được phát minh ở Trung Quốc từ cách đây trên 1.000 năm. Đầu tiên là từ kali nitrát, diêm tiêu và than gỗ. Các nhà luyện đan triều Đường đã phát minh ra thuốc súng. Cuối triều Đường, đầu triều Tống lần đầu tiên thuốc nổ được dùng trong quân sự. Thời Bắc Tống đã có công binh xưởng tương đối lớn. Thuốc nổ Trung Quốc về sau được truyền qua Ấn Độ rồi sang Ả Rập, qua Tây Ban Nha rồi đến nhiều nước ở châu Âu.
Mực in: Nghề in bắt nguồn từ thói quen kí tên bằng triện (con dấu) của người Trung Hoa cổ đại. Khởi nguồn của nghề in có liên quan đến những ký tự khắc trên ngọc hoặc đá. Người Trung Quốc xưa khi sử dụng con dấu vẫn phải bôi lên mặt con dấu một lớp mực in. Từ sự gợi ý của con dấu này, người ta đã khắc những con chữ lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu, rồi phủ một lớp mực mỏng lên bề mặt tấm gỗ, đặt tờ giấy lên, dùng một cái gạt và gạt nhẹ lên trên tờ giấy. Bản in cổ nhất theo cách này còn lưu lại đến bây giờ là cuốn “Kinh Kim Cương” vào đời nhà Đường.
Khắc chữ lên bảng gỗ rất tốn kém và mất công, khi hỏng một ký tự phải làm lại cả khuôn in. Chính vì vậy người ta đã nghĩ ra việc ghép các chữ rời lại với nhau.
Thời Tống chuyển sang kĩ thuật in chữ, khắc trên đất sét rồi đem nung, trong khi châu Âu đến thế kỉ 15 kĩ thuật in chữ mới ra đời. Kĩ thuật in này có hạn chế là chữ xấu, không rõ màu. Kĩ thuật này sau đó được cải tiến, thay chữ rời bằng đất sét nung rồi bằng gỗ, sau đó đến chữ rời bằng đồng.
Sự xuất hiện của nghề in đã giúp cho việc phổ biến, truyền bá văn hóa, tín ngưỡng cũng như kiến thức của con người ngày càng thuận tiện và nhanh chóng hơn.
La bàn: La bàn là công cụ định hướng Nam, Bắc phổ biến được ứng dụng nhiều khi người ta đi trên biển, vào rừng hoặc đi trong sa mạc.
La bàn do người Trung Hoa phát minh từ thời Chiến quốc sau khi tìm ra đá nam châm, còn gọi là “từ thạch”. Người ta dùng đá nam châm thiên nhiên mài gọt thành hình dáng như một cái thìa, sau đó đặt trên một cái đế bằng đồng được mài nhẵn và quay chiếc thìa. Đế đồng (như hình vẽ) được phân chia theo các cung quẻ, 4 phương 8 hướng. Khi chiếc khi thìa dừng lại, hướng của cán thìa sẽ quay về hướng Nam. Vì vật người Trung Quốc gọi là "kim chỉ Nam" . Hướng Nam xưa vốn được coi là hướng của quân vương.
Đến thời nhà Đường thì La bàn đã khá hoàn chỉnh và đến khoảng thời nhà Tống, nhà Nguyên thì được truyền bá sang châu Âu qua các cuộc chinh phạt. Nhờ có La bàn, người châu Âu mới thực hiện được những phát kiến địa lý mới như chuyến hải hành của Cristoforo Colombo tìm ra châu Mỹ.
Về sau La bàn được cải tiến dần bằng cách nhân tạo, từ hóa kim loại. Trung Hoa sử dụng La bàn trong hàng hải sớm hơn phương Tây tới gần 100 năm.
=> giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247