- Sự luân phiên ngày đêm: do khối cầu và vận động tự quay của Trái Đất, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt ở trước Mặt Trời rồi lại khuất sau Mặt Trời, gây nên hiện tượng luân phiên ngày - đêm. (1 điểm)
- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.
+ Giờ địa phương (giờ mặt trời): Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời). (0,75 điểm)
+ Giờ múi: Trái Đất được chia làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15độ kinh tuvến. Giờ múi được lấy theo kinh tuyến đi qua giữa múi đó. Giờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế (hay giờ GMT). Việt Nam thuộc múi giờ số 7. (0,5 điểm)
+ Đường chuyển ngày quốc tế: theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, do vậy một kinh l tuyến được lấy làm mốc để đổi ngày. Kinh tuyến 180độ qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương được chọn làm đường chuyển ngày quốc tế. (0,75 điểm)
- Sự lệch hướng chuyển đông của các vật thể: khi Trái Đất tự quay quanh liên tục, mọi địa điểm thuộc ở các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trai Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính). Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải theo hướng chuyển động, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái. (1 điểm)
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247