Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Thương vợ - Trần Tế Xương Dàn ý phần nghị luận bài thương vợ của Tú Xương (Trần Tế Xương)

Dàn ý phần nghị luận bài thương vợ của Tú Xương (Trần Tế Xương)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Dàn ý phần nghị luận bài thương vợ của Tú Xương (Trần Tế Xương)

     Là một nhà thơ có tài nhưng không gặp thời, Tú Xương đã từng gặp rất nhiều điều tiếc nuối trong con đường công danh sự nghiệp. Cũng bởi vậy mà gánh nặng gia đình được đặt hết trên vai vợ ông- bà Tú. Ông đã có lần bày tỏ lòng biết ơn và thương cảm cho bà qua bài thơ Thương vợ. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn qua phần nghị luận bài thương vợ dưới đây.

Hướng dẫn viết dàn ý phần nghị luận bài thương vợ của Tú Xương (Trần Tế Xương)

Mở bài nghị luận thương vợ

-     Tú Xương nổi danh với dòng thơ châm biếng, thế nhưng không vì thế mà ông bỏ qua việc sáng tác các tác phẩm trữ tình chạm đến trái tim người đọc

-     “Thương vợ” là lời tâm sự yêu thương nồng hậu của tác giả tới người vợ. 

Xem thêm:

Top 3 cách mở bài thương vợ hay nhất

Cảm nhận về bài thơ thương vợ ngắn gọn

Thân bài nghị luận thương vợ

Phân tích 2 câu thơ đầu: 

-     Hình ảnh bà Tú được miêu tả chân thực:

-      “quanh năm” từ ngày ngày qua tháng khác không hề được nghỉ ngơi

-      “mom sông” thế đất chênh vênh, mỏm đất nhô ra, ba bề bao bọc sông nước

=> Sự chăm chỉ, tần tảo nhưng suốt đời chịu cảnh cơ cực, nhọc nhằn

Phân tích 2 câu thực:

-     Cuộc đời bà quanh năm đều chịu cảnh “lặn lội”, làm ăn nơi “eo sèo”

-     Cảnh kiến ăn nhiều cơ cực -> gánh nặng kiếm bát cơm, manh áo mà bà Tú kiếm được “nuôi đủ năm con với một chồng” phải chịu

Phân tích 2 câu tiếp theo: 

-     Vận dụng thành ngữ -> “duyên” là duyên số, duyên phận, bà Tú cam chịu , hi sinh thầm lặng qua từng năm tháng

-     Tú Xương phác họa hình ảnh bà Tú bằng tất cả sự biết ơn và lòng cảm phục

Xem thêm:

Bài văn chi tiết phân tích thương vợ của Tế Xương

Dàn ý hình ảnh bà Tú trong thương vợ

Phân tích 2 câu thơ cuối:

-     Thương vơ, ông tự trách mình, tự trách sự thay đổi của thời đại

-     Một cá nhân giàu nhân cách, có đủ tài năng, thế nhưng biết phải làm sao với nỗi đau thất thế khi cảnh đời thay đổi. 

Kết bài nghị luận thương vợ

-     Qua phần nghị luận bài Thương vợ, ta thấy nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn bát cú, ngôn từ bình dị, khả năng sáng tạo hình ảnh và sử dụng ngôn từ

-     Tú Xương chiếm một địa vị vẻ vang trong nền văn học Việt Nam, để tên tuổi ông sống mãi với non Côi, sông Vị.

Copyright © 2021 HOCTAP247