Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Thương vợ - Trần Tế Xương DÀN Ý HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI XƯA QUA BÀI THƯƠNG VỢ CỦA TRẦN TẾ XƯƠNG

DÀN Ý HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI XƯA QUA BÀI THƯƠNG VỢ CỦA TRẦN TẾ XƯƠNG

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

DÀN Ý HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI XƯA QUA BÀI THƯƠNG VỢ CỦA TRẦN TẾ XƯƠNG

      Bài thơ thương vợ của Trần Tế Xương không chỉ là tấm lòng của ông tri ân đến vợ mình mà nó còn khắc họa nên bức tranh về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa. Để làm rõ hơn về nhận định ấy, mời thầy cô và các bạn cùng đọc bài phân tích sau.

Dàn ý hình ảnh người phụ nữ qua bài thương vợ của Tú Xương 

I. Mở bài

-      Giới thiệu về nhà thơ Tú Xương (hay Trần Tế Xương) và bài thơ Thương vợ.

-     Giới thiệu yêu cầu của đề bài: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.

II. Thân bài

1. Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm

a. Tác giả

-     Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương vốn là người có tài nhưng lại lận đận trong thi cử.

-     Thơ ông chuyên viết về thể loại trào phúng, trữ tình. 

-     Tuy cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân, ông đã để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca bất hữu.

Xem thêm:

Top 3 cách mở bài thương vợ hay nhất

Cảm nhận về bài thơ thương vợ ngắn gọn

b. Tác phẩm

-     Hoàn cảnh sáng tác: Sự bất lực trước gia cảnh nghèo lại đông con, bản thân tuy có tài nhưng thi cử lận đận. 

-    Đề tài: Viết về nỗi vất vả gian truân của bà Tú, đồng thời đó cũng là nỗi vất vả của biết bao người phụ nữ Việt Nam khác trong xã hội phong kiến.

-    Thể loại: Tự trào ( trào phúng chính mình).

2. Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Thương vợ

a. Hai câu đề: Công việc mưu sinh vất vả và gánh nặng gia đình của người phụ nữ.

-     Thời gian: “Quanh năm” chỉ vòng thời gian được lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa, ngày tiếp nối ngày, không có ngày nghỉ.

-     Không gian: “mom sông” là khoảng đất nhô ra khỏi sông, đầy cheo leo, bấp bênh, trắc trở. -> Không gian lao động hiểm nguy.

=> Gợi hình ảnh người phụ nữ quanh năm lao động không có ngày nghỉ ở nơi chất chứa đầy hiểm nguy. Trang trải quanh năm bằng việc buôn bán nhỏ.

-     “Nuôi đủ”: Đảm đương tất cả, không sót một ai. Câu thơ hóm hỉnh như sự tự trào của ông Tú khi để vợ phải gánh vác việc nuôi sống cả năm con và bản thân mình. Đó cũng là hình ảnh hy sinh, gánh vác quen thuộc của phụ nữ Việt Nam thời xưa.

Xem thêm:

Bài văn chi tiết phân tích thương vợ của Tế Xương

Dàn ý hình ảnh bà Tú trong thương vợ

b. Hai câu thực: Hình ảnh lao động vất vả của người phụ nữ.

-     Đảo ngữ: “lặn lội”, “eo sèo” nhấn mạnh sự vất vả, nhọc nhằn của người phụ nữ bôn ba khắp nơi để mưu sinh. “Eo sèo” gợi lên sự náo nhiệt, âm thanh tấp nập người qua lại rất phù hợp với hoàn cảnh buôn bán nhỏ của bà Tú và rất nhiều người phụ nữ khác.

-     Ẩn dụ “thân cò” lấy từ văn học dân gian. Vừa mang hàm ý chỉ dáng vẻ nhỏ bé, yếu đuối, vừa muốn ám chỉ sự tần tảo, bôn ba, thức khuya, dậy sớm tận tụy vì chồng con.

=> Bà Tú đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam vì gia đình chấp nhận cuộc sống bôn ba, lăn lộn khắp nơi mặc cho hoàn cảnh khắc nghiệt để mang để bữa cơm cho chồng con.

-    “Khi quãng vắng”: Không gian heo hút, vắng người, chứa nhiều nguy hiểm, rủi ro.

-     “Buổi đò đông”: Không gian chen lấn, ngột ngạt, ầm ĩ tiếng người. 

=> Phép đối dùng để chỉ sự hiểm nguy, rủi ro trong công việc của bà Tú cũng là tấm lòng xót thương, tình yêu của ông Tú dành cho vợ mình.

c. Cảnh đời oái oăm mà bà Tú và những khó khăn mà bà Tú cùng nhiều thế hệ phụ nữ khác phải chịu đựng.

-     “Một duyên hai nợ”: Cách nói tăng tiến cho cảnh đời lận đận. Những người phụ nữ lẽ ra xứng đáng được nhận sự san sẻ, cảm thông, chia sớt nhưng thật ra vẫn phải gánh trọn trách nhiệm lên vai. Dẫu vậy, họ vẫn cam chịu không một chút oán than, điều đó làm nên nét đẹp rất riêng của phụ nữ Việt Nam là hy sinh, chịu đựng.

-     Hình ảnh “nắng”, “mưa” kết hợp các lượng từ “năm”, “mười” chỉ xuất hiện nhiều, dày đặc của những vất vả, khó khăn mà những người phụ nữ phải gánh trong quá trình làm tròn thiên chức người mẹ, người vợ.

d. Hai câu kết: Lời Tú Xương tự chửi mình, cũng là chửi thói đời đen bạc.

-     “Thói đời”: Những định kiến, quan niệm của người xưa về giá trị của người phụ nữ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ”.

-     “Ăn ở bạc”: bạc bẽo, không công nhận giá trị của người phụ nữ và xem thường những điều họ tạo ra.

-     Tú Xương tự nhận bản thân “hờ hững” khi không thể san sẻ, gánh vác cùng vợ, thế nên ông tự trào bản thân vô dụng “cũng như không”.

=> Lời tự trách của Tú Xương cũng là tiếng chửi của xã hội đã vùi dập giá trị của người phụ nữ. Ông tự nhận bản thân thiếu sót, khẳng định tình yêu thương vợ và là tiếng lòng căm phẫn của ông đến xã hội phong kiến đương thời.

3. Nghệ thuật

-     Kết hợp độc đáo, hài hòa giữa trữ tình và trào phúng.

-     Sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo các thi liệu văn hóa dân gian.

III. Kết bài

-    Nhận xét chung về yêu cầu đề bài đồng thời nêu cảm nghĩ của bản thân.

Copyright © 2021 HOCTAP247