Bài thơ “Thương vợ” khắc họa nên hình ảnh những người phụ nữ xưa sống một đời vì chồng vì con và là lời cảm ơn của ông Tú dành cho bà Tú vì nỗi vất vả vừa nuôi chồng, vừa nuôi con thể hiện ngay ở nhan đề “Thương vợ”. Mời bạn đọc tham khảo soạn bài bài thơ “Thương vợ”
Soạn bài thương vợ của Tú Xương
I. Tìm hiểu chung
- Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương (1870- 1907) vốn là người có tài nhưng thi cử lận đận
- Chuyên viết thể loại trào phúng trữ tình, thơ ông xuất phát từ tấm lòng gắn bó với dân tộc, quê hương, Tổ quốc.
- Tuy cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân nhưng đã có một sự nghiệp thơ ca bất hữu.
Xem thêm:
Top 3 cách mở bài thương vợ hay nhất
Cảm nhận về bài thơ thương vợ ngắn gọn
- Đề tài: Viết về nỗi vất vả, gian truân của bà Tú đồng thời cũng là tấm lòng tri ân của ông dành cho vợ.
- Hoàn cảnh sáng tác: Gia cảnh nghèo lại đông con, Tú Xương tuy là người có tài nhưng thi cử lận đận.
- Thể loại: Tự trào ( Trào phúng chính mình).
Soạn thương vợ qua phần đọc hiểu văn bản
Hai câu đề: Công việc mưu sinh vất vả và gánh nặng gia đình mà bà Tú gánh vác:
- Thời gian: “Quanh năm” chỉ thời gian được tiếp diễn ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác -> Vòng lặp liên tục không có sự nghỉ ngơi.
- Không gian: “mom sông” là khoảng đất nhô ra khỏi sông, địa hình bấp bênh, cheo leo, trắc trở -> Không gian lao động hiểm nguy, khó khăn.
=> Hình ảnh người phụ nữ lao động vất vả, tận tụy, trang trải kiếm sống quanh năm bằng việc buôn bán nhỏ.
- “Nuôi đủ”: Đảm đương tất cả, không sót một ai. Sự tự trào của ông Tú khi để vợ phải nuôi tận năm tấm con lẫn bản thân, câu thơ hóm hỉnh là tấm lòng của ông dành cho sự đảm đang, yêu chồng, thương con của bà Tú.
Hai câu thực: Hình ảnh lao động vất vả của bà Tú
- Đảo ngữ “lặn lội”, “eo sèo” nhấn mạnh sự vất vả, nỗi nhọc nhằn mưu sinh, bôn ba khắp nơi để kiếm ăn. “Eo sèo” gợi âm thanh náo loạn, nhộn nhịp, chen chúc rất chính xác với những người buôn bán nhỏ như bà Tú.
- Hình ảnh ẩn dụ “ Thân cò” lấy thi liệu văn hóa dân gian giàu sức gợi hình, gợi cảm chỉ dáng vẻ người phụ nữ gầy gò, ốm yếu cũng là ẩn dụ hình ảnh những người phụ nữ xưa làm lụng vất vả, một đời tận tụy vì chồng con.
-> Người phụ nữ xưa sống vì gia đình chấp nhận cảnh sống bôn ba, lăn lộn khắp nơi bất chấp hoàn cảnh khắc nghiệt để mang đến những bữa cơm cho chồng con.
Xem thêm:
Bài văn chi tiết phân tích thương vợ của Tế Xương
Dàn ý hình ảnh bà Tú trong thương vợ
- “Khi quãng vắng” gợi cảm giác heo hút, không người, chất chứa nhiều hiểm nguy.
- “Buổi đò đông” không gian ngột ngạt, chen chúc, xô đẩy nhiều bất trắc
=> Phép đối chỉ sự hiểm nguy trong công việc, không ổn định của bà Tú cũng là sự xót xa, tình cảm thương vợ của ông Tú.
Hai câu luận: Cảnh đời oái oăm của bà Tú và sự những khó khăn bà chịu đựng.
- “Một duyên hai nợ”: cách nói tăng tiến cho cảnh đời lận đận, lẽ ra bà Tú sẽ được chồng gánh vác trách nhiệm, san sẻ gánh nặng nhưng bà phải gánh vác cả gia đình. Lời tự trách của ông Tú vì cho mình là gánh nặng của vợ nhưng vợ vẫn “âu đành phận”, chấp nhận số phận, tận tụy cho chồng con mà không than vãn, kêu ca.
- Hình ảnh “nắng”, “mưa” gợi sự vất vả, những trách nhiệm mà bà phải mang kết hợp các lượng từ phiếm chỉ “năm”, “ mười” chỉ số lượng nhiều, dày đặc.
=> Tuy phải gánh vác gia đình trong khoảng thời gian dài nhưng bà Tú chưa bao giờ oán than.
Soạn chi tiết bài thương vợ
Hai câu kết: Tiếng Tú Xương tự chửi mình, cũng là chửi thói đời đen bạc
- “Thói đời” là những quan niệm, định kiến của người xưa về giá trị của người phụ nữ được lưu truyền qua thế hệ. Chính bởi những quan điểm hạ thấp giá trị phụ nữ, tư tưởng “ trọng nam khinh nữ” đẩy bà Tú và những người phụ nữ xưa vào cảnh vất vả.
- “Ăn ở bạc”: bạc bẽo, không công nhận những vất vả của người phụ nữ. Phủ nhận những cống hiến của phụ nữ cho gia đình, xem đó là điều đương nhiên.
- Tú Xương tự nhận bản thân “ hờ hững” là gánh nặng, không thể san sẻ vất vả với vợ “ cũng như không”
=> Lời tự trách bản thân của ông, là tiếng chửi mình cũng là chửi xã hội phong kiến đã vùi lấp phụ nữ. Thể hiện nhân cách cao đẹp tuy bản thân hờ hững nhưng vẫn nhận thiếu sót đầy thẳng thắn, tấm lòng yêu thương vợ sâu sắc và sự câm phẫn xã hội đương thời.
Xem thêm:
Sơ đồ tư duy Thương vợ của Tế Xương
Hình ảnh bà Tú qua bài thơ Thương vợ của Tế Xương
- Kết hợp hài hòa giữa trữ tình và trào phúng.
- Vận dụng các ngôn ngữ hình ảnh dân gian.
Bài thơ gợi lên sự vất vả, tần tảo chăm lo chồng con, sự hy sinh của bà Tú nói riêng và những người phụ nữ xưa nói riêng. Cũng là sự tri ân tình cảm, sự biết ơn của ông dành cho vợ
Trên đây là soạn bài thương vợ chi tiết được CungHocVui tổng hợp và biên soạn lại. Bài soạn chi tiết, đủ ý giúp bạn chuẩn bị bài tốt hơn, hiểu rõ tác giả, tác phẩm và đạt được kết quả học tốt. Đừng quên theo dõi các bài soạn văn 11 khác.
Copyright © 2021 HOCTAP247