Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Thương vợ - Trần Tế Xương Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong bài Thương vợ  mới nhất- ngữ văn 11

Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong bài Thương vợ  mới nhất- ngữ văn 11

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong bài Thương vợ 

       Thương vợ là bài thơ nổi bật về hình ảnh người phụ nữ của Tú Xương nên dàn ý và bài văn cảm nhận về hình ảnh bà tú trong bài thương vợ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm cũng hình ảnh người vợ, người mẹ, người phụ nữ Việt Nam.

       Cùng CungHocVui theo dõi bài phân tích để hiểu rõ hơn về tác phẩm cũng như hình ảnh này.

Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong bài thương vợ- CungHocVui

Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong bài thương vợ

Dàn ý phân tích hình ảnh bà tú trong bài thương vợ

Mở bài 

-        Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Thương vợ (Trần Tế Xương) là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về hình tượng người vợ, người phụ nữ. Bài thơ đã thể hiện thành công thông qua việc khắc họa hình tượng bà Tú.

Thân bài cảm nhận về hình ảnh bà tú trong bài thương vợ

a. Bà Tú - người phụ nữ vất vả lam lũ

-        Hoàn cảnh: là người gánh vác của gia đình, quanh năm lặn lội ở “mom sông”.

       + Thời gian: làm việc liên tục từ năm này qua năm khác, ngày này qua tháng khác: “quanh năm”

       + Địa điểm “mom sông”: nơi làm việc nguy hiểm, không ổn định tại phần nhô ra của sông.

=> Sự vất vả tăng lên khi vừa phải nuôi cả chồng và con.

-        Sự vất vả, lam lũ hiện lên trong quá trình bươn chải khi làm việc:

       + “Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc và đầy gian truân.

       + Hình ảnh “thân cò”: vất vả, đơn chiếc khi làm ăn.

=> Nỗi đau thân phận người phụ nữ và mang tính khái quát cao.

-         Nghệ thuật: Ẩn dụ, đảo ngữ, phép đối, hoán dụ

       + “Eo sèo… buổi đò đông”: gợi cảnh chen lấn, giành giật và những nguy hiểm ẩn náu.

=> Nghệ thuật khiến liên tưởng : Không gian, thời gian ngợp, nguy hiểm và đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.

-        “Năm nắng mười mưa”: nhiều ngày, số từ phiến chỉ

Xem thêm: 

Top 3 cách mở bài thương vợ hay nhất

Cảm nhận về bài thơ thương vợ ngắn gọn

b. Những nét đẹp và phẩm chất đáng quý trọng của Bà Tú

-        Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con: “nuôi đủ năm con với một chồng”

-        Phẩm chất tốt đẹp của Bà Tú còn được thể hiện trong sự chăm chỉ, tần tảo đảm đang.

       + Ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ, là nên “âu đành phận”.

       + Sự hy sinh thầm lặng vì chồng vì con con.

=> Sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.

=> Cuộc sống vất vả gian truân là bước đệm tạo nên sự nổi bật phẩm chất cao đẹp của bà Tú. Đây cũng là vẻ đẹp chung cho nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến

Xem thêm: 

Bài văn chi tiết phân tích thương vợ của Tế Xương

Dàn ý hình ảnh bà Tú trong thương vợ

c. Nghệ thuật thể hiện thành công hình tượng bà Tú

-        Ngôn từ giản dị, giàu sức biểu cảm.

-        Vận dụng sáng tạo các hình ảnh của văn học dân gian.

-        Việt hóa thơ Đường.

-        Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật.

Kết bài Hình ảnh bà tú trong bài thương vợ

-        Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú.

-        Nêu lên suy nghĩ của bản thân.

Cảm nhận về hình ảnh bà tú trong bài thương vợ- CungHocVui

Cảm nhận về hình ảnh bà tú trong bài thương vợ

Bài văn chi tiết cảm nhận về hình ảnh bà tú trong bài thương vợ

       Xây dựng một hình tượng nhân vật vốn đã khó, nhưng làm sao để nhân vật đó có sức lay động và chiếm trọn con tim của người đọc còn khó hơn. Thế nhưng nhà thơ Tế Xương đã làm được điều đó thông qua hình ảnh tượng người phụ nữ. Hình tượng Bà Tú của Tế Xương đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh của một người vợ tần tảo, người mẹ giàu đức hi sinh. Với những tình cảm chân thành và mộc mạc, nhà thơ đã khắc họa được hình ảnh bà Tú trong bài thơ "Thương vợ" một cách chân thực và rất giàu cảm xúc.

       Mở đầu bài thơ là khổ thơ hiện lên hình ảnh bà Tú vừa là một người vợ đảm đang và giàu đức hi sinh, vừa là một người mẹ hết lòng yêu thương con cái. Mọi khó khăn, cực khổ trên cuộc đời này chẳng là gì so với bà – người phụ nữ chịu thương chịu khó:

"Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

       Hình tượng một người phụ nữ tảo tần, vất vả ở mom sông – phần đất nhô ra ở sông, nơi ẩn náu rất nhiều hiểm nguy. Nơi đó thậm chí có thể khiến người ta mất mạng bất cứ lúc nào đã gây nên nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.

       Ở thời buổi khó khăn, để kiếm được đồng tiền chẳng phải là điều dễ dàng, kiếm ăn nuôi một mình bản thân vốn đã khó, thế nhưng bà Tú của Tế Xương thì phải "Nuôi đủ năm con với một chồng". "Đủ" ở đây không chỉ là đủ ăn mà còn phải đủ mặc, dù không phải cao sang nhưng bà vẫn cố gắng mỗi ngày để chồng và con có cuộc sống đủ đầy. Hơn nữa, vế thơ "năm con với một chồng" đã được nhà thơ sử dụng số từ “năm” và “một” đã hiện lên hình ảnh những “nỗi lo” đang đè nặng lên đôi vai gầy của người phụ nữ đáng thương.

Xem thêm: 

Sơ đồ tư duy Thương vợ của Tế Xương

Hình ảnh bà Tú qua bài thơ Thương vợ của Tế Xương

       Người đàn ông đáng lẽ phải là người tụ cột đi kiếm tiền nhưng ở đây lại khác – tất cả đặt lên trong bàn tay nhỏ của người phụ nữ. Thế nhưng bà đâu hề than vãn hay kêu ca dù chỉ nửa lời. Sự cam chịu, đức hi sinh bằng tất cả tấm lòng nhân ái và yêu thương của Bà Tú đã khiến Tế Xương ví bà với hình ảnh "thân cò" - một hình ảnh rất nhân văn và quen thuộc khi nhắc đến những người nông dân lam lũ, vất vả. Bà lặn lội khi “quãng vắng”, rồi lại "eo sèo mặt nước buổi đò đông":

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông."

       Trong hai câu thơ này, với biện pháp đảo ngữ "lặn lội", "eo sèo", tác giả dụng ý nhấn mạnh thêm nữa sự vất vả, bon chen của bà Tú. Ngoài sự yêu thương chồng còn, người phụ nữ này còn mà còn rất sắc sảo, nhanh nhẹn. Chính vì vậy, bà mới có thể vững chân để buôn bán “quanh năm” – ngày nắng cũng như mưa, chẳng bao giờ ngơi nghỉ. Một mình bà – người phụ nữ “thân cò” nuôi cả bảy miệng ăn.

Cảm nhận hình ảnh bà Tú trong thương vợ mới nhất- CungHocVui

Cảm nhận về hình ảnh bà tú trong bài thương vợ

Mặc dù khổ cực thế nhưng người phụ nữ ấy vẫn luôn đứng vững và chấp nhận cam chịu tất cả:

"Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không."

       “Phận đàn bà mười hai bến nước”, cái duyên cái số là cái lênh đênh, kiếp sống tuy khổ cực, nhọc nhằn nhưng xuyên suốt trong cả bài thơ, không có một than thở, kêu than của bà Tú dù chỉ là một từ ngữ. Người phụ nữ ấy có một tấm lòng yêu thương quá lớn. Bà đã hi sinh cả tuổi thanh xuân đầy khát vọng của mình vì chồng vì con.

       Dù "năm nắng" hay "mười mưa" thì bà đâu có "quản công". Một mình bà sẵn sàng gánh vác cả gia đình. Trong cái thời đại đó, dù nhiều người phụ nữ khác cũng lam lũ và vất vả nhưng có mấy ai được chồng cảm thông và thương xót như Bà Tú? Phải chăng đây là một may mắn của bà? Nhưng đáng tiếc thay, ngoài tình thương, Tế Xương cũng chẳng thể giúp vợ được gì.

       Vậy nên, ông mới tự nhận rằng "Có chồng hờ hững cũng như không". Qua đây thể hiện lòng yêu thương, quý trọng và trân trọng vợ của Tế Xương đối với bà. 

Xem thêm: 

Soạn bài khóc Dương Khuê

Phân tích Vịnh khoa thi hương của Trần Tế Xương

       Bà Tú là nhân vật đại diện cho nhiều người phụ nữ truyền thống khác của Việt Nam ta với đức tính chịu thương chịu khó, sẵn sàng hi sinh và tấm giàu lòng yêu thương. Giữa thời thế xô bồ, hình ảnh bà Tú hiện lên với những câu thơ chân thành và mộc mạc qua lời thơ của Tế Xương như lời động viên và khích lệ đồng thời cũng khuyên nhủ người phụ nữ hãy luôn cố gắng vươn lên trong mọi hoàn cảnh “bùn dưới chân nhưng nắng ở trên đầu”. Đừng vì đồng tiền hay vì bất kỳ một điều gì khác mà làm mất đi danh dự và phẩm giá cao quý của mình.

         Chiếc xe thời gian cứ thế trôi qua và bốn mùa thì luôn luân chuyển. Con người  xuất hiện chỉ một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những hình ảnh Bà Tú trong bài Thương vợ của Tế Xương thì vẫn còn tồn tại mãi mãi với thời gian. Bài thơ đã khép lại với hình ảnh về người vợ tảo tần và giàu đức hi sinh. Bà là một tấm gương sáng cho những người phụ nữ hiện đại ngày nay.

 

Copyright © 2021 HOCTAP247