Câu 1. Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu? (Chú ý những từ ngữ có giá trị tạo hình, hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả vận dụng một cách sáng tạo).
Hai câi đề nói sự lam lù, nhản nại của bà:
Quanh năm buôn bán ở mom sồng,
Nuôi đủ năm con vớỉ một chồng.
Trước tiên cho biết hoàn cảnh ỉàm ân buôn bán: hoàn cảnh thời gian (quanh năm) và hoàn cảnh không gian (ở mom sông). Quanh năm lồ một cách tính thời gian của sự vất vả. Đó là không trừ ngày nào dù mưa hay nắng, không chỉ trong một năm mà còn là năm này tiếp năm khác, cứ thế, cứ thế... tiếp diền. Còn "mom" sông” theo cách hiểu củạ nhà thơ Xuân Diệu là cái địa điểm cheo leo, chênh vênh chứ không ; phải ờ một cải bển ngang sông tấp nập bình thường nói khác đi đó là nơi khó khăn vất vả, "đầu sóng ngọn gió”.
Vì sao bà Tú phải vất vả đến như thế? Câu thơ thứ hai đã trả lời: “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Đúng là một gánh nặng gia đình trên vai: một mình bà phải nuôi đến sáu người đó là chưa kể bản thân. Ông Tú vốn là người “dài lưng tổn vải” “tiền bạc phó cho con mụ kiếm”, là loại chồng “Thưng đấu nhờ lưng một mẹ mày ”. Cách nói về việc bà Tú nuôi con và nuôi chồng cửa ông cũng lạ. Nhà thơ không gộp chung lại mà tính con riêng, chồng riêng, Bởi thế có người cho là ỏ đây ông Tú đã tự coi mình là một thứ con đặc biệt mà bà Tú phải nuôi riêng. Với cách nói này, Tú Xương đã hiện ra như một kẻ ăn nhờ vợ, ăn theo, ăn ké lũ con. Một cách nói làm sáng tỏ thêm lòng vị tha cao quý của người vợ hiền là bà Tú được thể hiện bằng một nụ cười dí dỏm và hóm hỉnh đặc biệt của Tú Xương.
Tiếp đó là hai câu thực gợi tả cái cảnh làm ăn vất vả, gian nan hằng ngày của bà Tú:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Ca dao sử dụng hình ảnh “Con cò lặn lội bờ sông” nhằm gợi lên một khung cảnh mênh mông, heo hút có khi đến rợn ngợp để nói về sự vất vả của người phụ nữ. Ớ đây, câu thơ của Tú Xương cũng mượn hình ảnh con cò ấy nhưng ngoài cái rợn không gian đã nói bên trên còn có cái rợn ngợp của thời gian: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”. Nhà thơ lại dùng lối đảo ngữ: “Lặn lội thân cố”, biến “con cò” thành “thân cò”. Ý thơ nhờ đó mà cụ thể hơn, sâu sắc hơn cái sô"‘phận của người vợ và cái số phận của thân cò, nặng nề, cực khổ, vất vả, gian nan..
Trong hai câu thực, nếu cầu đầu gợi tả được
cái vất vổ, đơn chiếc thì câu sau nói thèm cái vật lộn của bà Tú trong cảnh buôn bán: "Eo sèo mặt nước buổi đò đông". Ông Tú hẳn là khổng thể quên lời căn dặn của cổ nhân: "Sông sáu chớ lội, dò dầy chớ qua", nhưng vì manh áo miếng cơm của gia đình, mà phải lao vào cầnh liều linh, cau có, eo sèo, chen lấn trên sông nước đò giang đầy bất trác như thế. Chớ Tú Xương hiểu hơn ai hết "tính hạnh khoan hòa" của vợ minh. Bởi vậy, nhà thơ nói lên điều này với tất cả sự thương cam xót xa..
Nghệ thuật binh đối cùng với những từ ngữ có sức gợi tả và gợi cảm trong hai câu trên đã tái hiện được hình ảnh bà Tú trong những hoàn cảnh làm ân vất vả và tội nghiệp nhất. Có thể nói đây là hai câu thơ hay nhất của bài thơ này.
2. Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú.
- Vẻ đạp của bà Tú trước hết được cảm nhận ở sự đảm đang, tháo vát, chu toàn với chồng con. Từ "đủ" trong "nuôi đủ" vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Oái oãm hơn, câu thơ chia làm hai vế thì vế bên này (một chồng) lại cân xứng với tất cả gánh nặng ớ vế bên kia (năm con). Câu thơ là một sự thật, bởi nuôi ông Tú đâu chỉ cơm hai bữa mà còn tiền chè, tiền rượu,... Tú Xương ý thức rõ nỗi lo của vợ và cả sự khiếm khuyết của mình. Câu thơ nén một nỗi xót xa, cay đắng.
- Ở bà Tú, sự đảm đang tháo vát đi liền với đức hi sinh. Như đã phân tích ở trên, cái đức hi sinh vì chồng vì con của bà Tú trước hết thể hiện ở việc bất chấp gian khó, chạy vạy bán buôn để nuôi gia đình. Nếu chỉ có thế thôi thì cũng đủ để nhà thơ cảm thương và trân trọng lắm rồi. Song dường như những lời thơ miêu tả còn chưa đủ, Tú Xương còn bình luận tiếp:
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Thành ngữ "năm nắng mười mưa" vốn đã hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả nay được dùng trong trường hợp của bà Tú nó còn thể hiện được nổi bật đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú nữa.
3. Lời "chửi" trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?
Câu thơ cuối là lời Tú Xương, Tú Xương tự rủa mát mình, cũng là lời tự phán xét, tự lên án:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Thác ra giọng bà Tú, vợ mình, Tú Xương đã chửi rủa chính cái bạc béo cái vô tích sự của bản thân mình. Tiếng chửi rủa này bặt ra khi cảù xúc trữ tình của nhà thơ dâng trào lên cực độ. Thương vợ đên tột cùng Tú Xương giận mình đả không thể làm được một chút gì gánh đỡ, sệ’ chia mà trái lại còn làm nặng trĩu thêm cái gánh nợ đời trên đôi vai gầy cùa bậc hiền phu. Nhà thơ tự xem mình như một người vô tích sự một người thừa, một kẻ "hờ hững". Đó cũng chẳng qua là một cách đề cao, ngợi ca công ơn của vợ. Cáỉ đặc sắc của hai cồu kết là tuy chửỉ rủa nhưng vản hàm ý đùa vui, tuy tự cười, tự trách mình nhưng vần ỉà để bày tỏ sự cảm thông với vợ.
Lời thơ với những từ ngữ, những chi tiết rất thực có sức gợi tả và gợi sâu sác. Thương vợ của Trần Tế Xương thể hiện được ân tình sâu nặng và chồn thành của nhà thơ đối với hiền phụ của mình. Bài thơ không những cho thấy một tâm hồn nhân hậu, cởi mở với những người thân mà còn đủ để chứng tỏ tài năng của một thi sĩ biết vận dụng và phát huy đầy sáng tạo lời ăn tiếng nói của dân gian.
4. Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Qua bài thơ, anh (chị) có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?
- Thương vợ dựng lên hai bức chân dung: Bức chân dung hiện thực của bà Tú và bức chân dung tinh thần của Tú Xương. Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương, dường như bao giờ người ta cũng gặp hai hình ảnh song hành: Bà Tú hiện lên phía trước và ông Tú khuất lấp ở phía sau.
- Ở bài thơ Thương vợ cũng vậy, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng, không chỉ là thương mà còn là biết ơn đối với người vợ.
- Yêu thương, quý trọng, tri ân với vợ, đó là những điều làm nên nhân cách của Tú Xương. Ông Tú không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông Tú là do "duyên" nhưng "duyên" một mà "nợ" hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Vậy là thiệt thòi cho bà Tú. Duyên ít mà nợ nhiều. Có lẽ cũng chính bởi điều đó mà ở trong câu thơ cuối, Tú Xương đã tự rủa mát mình: "Có chồng hờ hững cũng như không".
- Điều lạ là dù xuất thân Nho học, song Tú Xương không nhìn nhận theo những quan điểm của nhà nho: Quan điểm "trọng nam khinh nữ", "xuất giá tòng phu" (lấy chồng theo chồng), "phu xướng, phụ tuỳ" (chồng nói vợ theo) mà lại rất công bằng. Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám nhìn nhận ra những khuyết thiếu của mình để mà day dứt, đó là một nhân cách đẹp.
Copyright © 2021 HOCTAP247