Phương pháp:
- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về tâm trạng và hành động của nhân vật Tràng trong đoạn trích.
- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
I. Mở bài
- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Kim Lân: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ.
- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Vợ nhặt”: Hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.
- Khái quát nội dung của đoạn trích Diễn biến tâm lý của nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm sau khi có vợ.
II. Thân bài
1. Vị trí đoạn trích:
- Đoạn trích nằm ở phần cuối của tác phẩm.
- Đó là khi Tràng đã có vợ, trong buổi sáng hôm sau tỉnh dậy tâm trạng của anh có sự thay đổi lạ thường đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời anh không chỉ về cuộc sống mà còn về nhận thức trong tâm hồn.
2. Phân tích đoạn trích.
- Trong buổi sáng hôm sau, anh Tràng đã có những cảm xúc mới mẻ cùng những cảm nhận lần đầu có.
- Tràng nhận ra mọi thứ xung quanh cũng đổi khác “có cái gì vừa thay đổi mới lạ”.
- Nhìn cảnh mẹ và vợ đang lúi húi dọn dẹp Tràng, hình ảnh bình dị nhưng lại khiến cho Tràng xúc động,
- Tràng thấy cuộc sống của mình thau đổi hẳn:
+ Những suy nghĩ của hắn cũng trở nên trưởng thành, chín chắn hơn.
+ Tràng cảm thấy mình phải có trách nhiệm với vợ con, với gia đình nhỏ của mình “Bỗng nhiên ắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng.
+ Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”.
3. Ý nghĩa trong sự thay đổi của nhân vật Tràng
- Sự thay đổi của nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm sau vợ về nhà đã tiếp nối mạch diễn biến của câu chuyện.
- Thể hiện sự trân trọng của nhà văn Kim Lân đối với nhân vật của mình cũng là sự trân trọng sâu sắc với những người dân nghèo khổ nhưng có khát khao sống mạnh mẽ.
III. Kết bài:
- Khái quát lại diễn biến tâm lý của nhân vật Tràng sau khi có vợ.
- Phong cách nghệ thuật đặc biệt là biệt tài phân tích tâm lý nhân vật của Kim Lân.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247