1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ ( có ý phụ)
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
(Nếu cảm nhận đoạn thơ mà không làm rõ ý phụ phần nhận xét thì không tính điểm cấu trúc)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ; cái tôi trữ tình của nhà thơ Xuân Quỳnh.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1.Mở bài: 0.25
– Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài “ Sóng”.
– Nêu vấn đề cần nghị luận
3.2.Thân bài: 3.50
a. Khái quát về bài thơ, đoạn thơ: 0.25 đ
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
- Tóm tắt nội dung, nêu bố cục, kết cấu bài thơ, vị trí đoạn thơ
- Nêu cảm xúc chủ đạo của bài thơ
b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ: 2.5đ
b.1. Về nội dung:
- Bốn dòng thơ đầu là những lo âu trăn trở của nhà thơ trước cuộc đời
+ Đoạn thơ mở đầu chan chứa đầy ắp những nỗi âu lo, dự cảm của nữ sĩ .
+ Thế giới của thời gian và không gian được Xuân Quỳnh đặt cạnh nhau trong sự tương phản và đối lập giữa cái hữu hạn (kiếp người) và cái vô hạn (thời gian và biển lớn).
+ “Cuộc đời” và “năm tháng”, “biển rộng” và “mây trời” và kiểu câu điều kiện “tuy-vẫn; dẫu-vẫn” kết hợp các tính từ “dài-rộng-xa” tạo nên nỗi day dứt ám ảnh.
+ Đặt cái hữu hạn vào cái vô hạn tận của thời gian, nữ sĩ như thấy mình nhỏ bé, mong manh.
+ Cuộc đời thì dài nhưng năm tháng vẫn cứ thế đi qua; biển dẫu rộng nhưng không níu nổi một đám mây bay về cuối chân trời; thời gian vô thuỷ vô chung mà quỹ thời gian tuổi xuân của mỗi con người lại hữu hạn.
+ Với người phụ nữ, điều ám ảnh nhất vẫn là sợ sự tàn phai, tàn phai năm tháng, tàn phai của tuổi trẻ, của nhan sắc và theo đó là sự tàn phai của tình yêu.
+ Thế mới biết, hạnh phúc của người phụ nữ phụ thuộc rất nhiều vào hai yếu tố: nhan sắc và tình yêu.
+ Điều đó chứng tỏ, tình yêu có sức mạnh vô biên nhưng cũng đầy mong manh bởi “lời yêu mỏng mảnh như làn khói – ai biết lòng anh có đổi thay”
+ Và cả chính hình ảnh “mây vẫn bay về xa” kia trong câu thơ cuối cũng đầy những ám ảnh. Phải chăng vì biết trước không có gì vĩnh viễn – “hôm nay yêu mai chắc phải xa rồi”
- Bốn dòng thơ sau là nỗi khao khát mãnh liệt về một tình yêu chung thủy, vĩnh hằng
+ Mở đầu bài thơ là con sóng bỏ bờ để “tìm ra tận bể” và khổ thơ cuối cùng này như tâm nguyện đã hoàn thành của sóng. Còn em thì sao? ( Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ)
+ Hai chữ “làm sao” như tả hết được những trăn trở, băn khoăn, niềm mong mỏi, khát khao mãnh liệt của người phụ nữ, khát vọng được hóa thành trăm con sóng nhỏ. Khát vọng được tan thành trăm con sóng nhỏ là khát vọng được cho đi và dâng hiến cho tình yêu.
+ Hai chữ “tan ra” gợi ra nhiều cách hiểu:
+ “Tan ra” là hoà tan chứ không hoà nhập, không phải là mất đi, không phải là để tan loãng vào cõi hư vô mà “tan ra” là hi sinh, là dâng hiến, là khao khát được hoá thân cái tôi cá thể vào “trăm con sóng nhỏ” để hoà mình vào “biển lớn tình yêu”
+ “Tan ra” còn là để vượt qua mọi giới hạn không gian, thời gian để trường tồn cùng tình yêu. Trong phút giây giao hoà của cảm xúc thì “tan ra” hay “tan vào nhau” đều là biểu hiện của sự trọn vẹn, thăng hoa.
+ Hai câu thơ cuối khép lại đoạn thơ như lời kết cho một quan niệm tình yêu hoàn mỹ (Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ)
+ Ở đây, Xuân Quỳnh đã đặt “biển lớn” – không gian vô tận bên cạnh “ngàn năm” thời gian vô cùng. Ý thơ vì thế trở nên mênh mông như tình yêu nối dài vô tận.
+ Khi hoà vào biển lớn tình yêu của nhân loại thì tình yêu của những cá thể sẽ không còn cô đơn
+ Sự trường tồn bất tử với thời gian, không gian làm nỗi day dứt hữu hạn và những mong manh của cõi người như cũng tan biến.
+ Ở đó chỉ còn thấy sóng vỗ bờ và “còn vỗ” là còn yêu, còn vỗ bờ là còn tồn tại.
+ Đoạn thơ sử dụng thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu diễn tả đúng những cung bậc cảm xúc của tình yêu.
+ Đoạn thơ còn sử dụng các phép tu từ nhân hoá, ẩn dụ…rất thành công. Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế; giọng thơ mềm mại, nữ tính…dễ đi vào lòng người.
c. Nhận xét cái tôi trữ tình của nhà thơ Xuân Quỳnh. 0.75đ
- Cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người: Bằng sự chiêm nghiệm của một trái tim đa cảm và sự từng trải, nhà thơ đã sớm nhận ra nghịch lý: đời người là ngắn ngủi so với thời gian vô thủy, vô chung. Khát vọng tình yêu là vô cùng mà kiếp sống của mỗi người là hữu hạn.
- Cái tôi tìm cách hóa giải nghịch lí nỗi day dứt bằng khát vọng hóa thân vào sóng, hòa nhập vào biển lớn tình yêu để mãi mãi được yêu thương và dâng hiến, để tình yêu vượt qua sự hữu hạn của phận người;
- Cái tôi được thể hiện bằng thể thơ ngũ ngôn với nhịp thơ linh hoạt, giọng điệu chân thành, da diết, cặp hình tượng “sóng” và “em" vừa sóng đôi, vừa bổ sung hòa quyện vào nhau cùng để thể hiện một trái tim yêu tha thiết, nồng nàn.
3.3.Kết bài: 0.25
4. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247