Yêu cầu chung:
- Nội dung:
+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;
+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết;
+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- Hình thức:
+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;
+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;
+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;
+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
Hệ thống ý |
Dẫn dắt |
- Nêu từ khóa: quê hương trong ta |
Giải thích |
- Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là nơi gắn bó với tuổi thơ. - Hiểu rộng ra quê hương là nơi xuất thân, nơi cội nguồn của mỗi người. |
|
Phân tích |
- Tình yêu quê hương được biểu hiện như thế nào khi xa cũng như khi gần? + Tình yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng, là một sự gắn bó rất tự nhiên và cũng rất nhân văn. + Khi gần, tình yêu quê là sự gắn bó, thân thuộc, là kỷ niệm tích lũy mỗi ngày, là môi trường sống, là ngôi nhà, là chốn đi về. + Khi xa, tình yêu quê là nỗi nhớ, là ước muốn được trở về, là kí ức quý giá,... + Khi xa hay gần đều có điểm chung: niềm tự hào, tôn trọng, thương yêu,... - Vì sao trong thế giới phẳng, con người vẫn cần có quê hương? + Vì quê hương như một ngôi nhà lớn, có những con người cùng những điểm chung với mình, cùng gắn bó với một mảnh đất. + Vì quê hương bồi đắp cho tâm hồn con người những xúc cảm vô cùng đáng quý. + Vì quê hương là chốn đi về. |
|
Phản biện |
Có những người khi đi xa lại có thái độ phủ nhận, quay lưng lại với quê hương → sự bơ vơ của tâm hồn. |
|
Liên hệ |
- Bài học/Liên hệ + Từ khóa. Hiểu được sự thiêng liêng của hai tiếng “quê hương”. |
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247