Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược

Câu hỏi :

Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1884) có đặc điểm gì?

A. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng

B. Lan rộng từ Bắc vào Nam theo sự mở rộng địa bàn xâm lược của thực dân Pháp

C. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao

D. Kết hợp các hình thức đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Chọn đáp án A.

Khi thực dân Pháp mới đặt chân đến Việt Nam, triều đình đã cùng nhân dân kháng chiến chống Pháp, gây cho chúng nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đến năm 1862 triều đình Huế lại kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, dâng ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp. Điều này cũng chúng tỏ, tư tưởng chủ hòa đã xuất hiện trong nội bộ triều đình làm li tán lòng người. Ngay sau đó nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì, tiêu biểu là các sĩ phu yêu nước vẫn bám đất, bám dân, cỗ vũ các đội nghĩa binh đánh Pháp và chống phong kiến đầu hàng. Đến giai đoạn sau đó, mặc dù có một số nhân vật tiêu biểu của triều đình có lãnh đạo nhân dân chống giặc nhưng chủ đạo vẫn là tinh thần thiếu kiên quyết đánh giặc. Trong khi phong trào kháng chiến của nhân dân ngày càng mạnh mẽ.

=> Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1884) có đặc điểm: từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.

Copyright © 2021 HOCTAP247