Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ

Câu hỏi :

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự,  vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong  nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của  bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? 

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Phương pháp: 

- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận  ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt. 

- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp. 

Cách giải: 

I. Mở bài 

- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Kim Lân: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc  trưng của nhà thơ. 

- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Vợ nhặt”: Hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ  thuật. 

- Khái quát nội dung của đoạn trích: Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận  ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt. 

II. Thân bài 

1. Nhan đề và vị trí đoạn trích: 

- Nhan đề:  

+ Vợ nhặt là một nhan đề đặc biệt khi được cấu tạo chỉ bằng hai từ.  

-> Tạo sự tò mò hứng thú đối với người đọc. 

+ Vợ là người phụ nữ rất quan trọng trong gia đình nhưng lại được đặt cạnh một động từ thể hiện cho sự  tạm bợ, may rủi không có giá trị -> Thể hiện số phận con người trong nạn đói bị rẻ rúm, coi thường.

- Vị trí: Đoạn trích nằm ở phần giữa của tác phẩm khi anh Tràng đem người vợ nhặt về giới thiệu với mẹ  và diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ. 

2. Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. 

- Hình ảnh của một người mẹ thương con. 

+ Bà cụ Tứ thấy thương con khi người ta dựng vợ gả chồng cho con lúc ăn nên làm nổi còn bà lại duengj  vợ gả chồng cho con ngay trong thảm kịch nạn đói 

+ Trong hoàn cảnh nghèo khó, bà biết lý do Thị lấy con trai bà nhưng vẫn chấp nhận vì như vậy, con trai  bà sẽ có vợ. 

- Hình ảnh của một người đàn bà nhân từ, bao dung, thương người. 

+ Bà cụ Tứ không chỉ thương cho mình, cho con mà bà còn thương cho cả người phụ nữ được nhặt về kia.

+ Trong hoàn cảnh đó bà hoàn toàn có thể từ chối người phụ nữ nhưng bà đã không làm vậy, phần vì con  trai bà phần cũng vì thương cho người phụ nữ muốn người phụ nữ có chỗ nương thân trong thảm cảnh nạn  đói đang hoành hành như lúc này. 

+ Bà cụ đối xử với Thị hết sức chân tình. Bà đã coi Thị là một người con dâu như bao nhiêu người con dâu  được cưới hỏi đàng hoàng khác. Bà nhẹ nhàng chân tình với Thị. Tất cả điều đó xuất phát tù tấm lòng thương  người của bà. 

=> Ngay trong nạn đói khi đứng trên bờ vực cái chết Kim Lân vẫn phát hiện ra được những vẻ đẹp đáng  trân trọng của tình người ẩn trong những con người khốn khổ.

3. Tư tưởng nhân đạo của Kim Lân trong Vợ nhặt: 

- Một tư tưởng nhân đạo hướng về quần chúng lao động, khẳng định phẩm chất và sức sống bền bỉ của họ.

- Niềm tin của tác giả đặt vào những khát vọng bình dị mà chân chính những con người vẫn muốn sống, vẫn  khát khao tình thương và sự gắn bó, việc nương tựa vào nhau đã cho họ niềm tin để sống.

- Chủ nghĩa nhân đạo của tác phẩm dựa trên sự am hiểu sâu sắc, gắn với đời sống người nông dân của Kim  Lân. Tác giả không tô vẽ, lí tưởng các nhân vật của mình. 

III. Kết bài: 

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật.

Copyright © 2021 HOCTAP247