Bài tập 44.6 trang 61 SBT Hóa học 8

Lý thuyết Bài tập
Câu hỏi:

Bài tập 44.6 trang 61 SBT Hóa học 8

A là dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,2M. B là dung dịch H2SO4  có nồng độ 0,5M.

a) Nếu trộn A và B theo tỉ lệ thể tích V: V= 2:3 được dung dịch C. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch C.

b) Phải trộn A và B theo tỉ lệ nào về thể tích để được dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,3M.

a) Ta có: VA : VB = 2 : 3

Số mol H2SO4 có trong 2V (l) dung dịch A:

nH2SO4 = CM .VA = 0,2 . 2V = 0,4V (mol)

Số mol H2SO4 có trong 3V (l) dung dịch B:

nH2SO4= CM .VB = 0,5 . 3V = 1,5V (mol)

Nồng độ mol của dung dịch H2SO4 sau khi pha trộn:

\({C_M} = \frac{n}{V} = \frac{{0,4V + 1,5V}}{{2V + 3V}} = 0,38(M)\)

Vậy nồng độ mol của dung dịch C là 0,38M.

b) Pha chế dung dịch H2SO4 0,3M.

Gọi x (l) là thể tích của dung dịch axit A.

y (l) là thể tích của dung dịch B.

nH2SO4 (A) = CM .VA = 0,2 . x (mol)

nH2SO4 (B) = C.VA = 0,5 . y (mol)

\({C_M} = \frac{n}{V} \to \frac{{0,2x + 0,5y}}{{x + y}} = 0,3 \to x = 2y\)

Vậy ta phải trộn 2 thể tích dung dịch axit A với 1 thể tích dung dịch axit B, ta sẽ được dung dịch H2SO4 có CM = 0,3M.

 

-- Mod Hóa Học 8

Copyright © 2021 HOCTAP247