Cho 0,01 mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M; sau đó đem cô cạn thì được 1,815 gam muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì tỷ lệ mol giữa A và NaOH là 1 : 1.
a) Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng phân tử của A có mạch cacbon không phân nhánh và A thuộc loại α-amino axit.
b) Viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của A và gọi tên chúng theo danh pháp thay thế, khi
- Thay đổi vị trí nhóm amoni.
- Thay đổi cấu tạo gốc hiđrocacbon và nhóm amino vẫn ở vị trí \(\alpha\)
Câu a:
nHCl = 0,08 .0,125 = 0,01 (mol)
nHCl = nA ⇒ A chỉ có 1 nhóm NH2,
\(M_{A}= \frac{1,851}{0,01 - 36,5} = 145 \ (g/mol)\)
nA : nNaOH = 1 : 1 ⇒ A chỉ có 1 nhóm COOH
Gọi công thức của A là H2N-R-COOH
⇒ mR = 145 -45 -16 = 84 (gam): Biện luận suy ra R là gốc C6H12
Vì A không phân nhánh nên CTCT của A là:
CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
Câu b:
Công thức cấu tạo có thể có của A là:
CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH: axit 2 - aminoheptanoic
CH3-CH2-CH2-CH2-CH(NH2)-CH2-COOH: axit 3 - aminoheptanoic
CH3-CH2-CH2-CH(NH2)-CH2-CH2-COOH: axit 4 - aminoheptanoic
CH3-CH2-CH(NH2)-CH2-CH2-CH2-COOH: axit 5 - aminoheptanoic
CH3-CH(NH2)-CH2-CH2-CH2-CH2-COOH: axit 5 - aminoheptanoic
CH2(NH2)-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-COOH: axit 5 - aminoheptanoic
Chú ý: Còn có các đồng phân khác khi thay đổi gốc R.
-- Mod Hóa Học 12
Copyright © 2021 HOCTAP247