Cho một lượng hỗn hợp Mg – Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2. Mặt khác, cho lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Tính khối lượng của mỗi kim loại có trong lượng hỗn hợp đã dùng?
Bài 5 cho 2 dữ kiện là tác dụng với HCl và tác dụng với NaOH. Xem xét hai kim loại phản ứng thì Al là chất có thể tác dụng với cả axit và bazơ; còn Mg chỉ tác dụng với Axit. Từ điều này suy được số mol của Al từ dữ kiện (2) rồi ghép vào (1) ta được đáp án.
Các bước giải như sau:
\(n_{H_{2}}\) ở (1) và (2) = \(\frac{8,96}{22,4} = 0,4 \ mol; \ n_{H_{2}}\) ở (3) = \(\frac{6,72}{22,4} = 0,3 \ (mol)\)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 ↑ (1)
0,3 0,3 (mol)
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑ (2)
0,1 0,1 (mol)
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑ (3)
0,2 0,3 (mol)
⇒ mMg = 21.0,1 = 2,4 (gam); mAl = 27.0,2 = 5,4 (gam).
-- Mod Hóa Học 12
Copyright © 2021 HOCTAP247