Trang chủ Lớp 7 Sinh học Lớp 7 SGK Cũ Chương 6: Ngành Động Vật Có Xương Sống Sinh học 7 Bài 49: Đa dạng của lớp Thú Bộ Dơi và bộ Cá voi

Sinh học 7 Bài 49: Đa dạng của lớp Thú Bộ Dơi và bộ Cá voi

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Bộ Dơi gồm những thú bay, còn bộ Cá voi gồm những thú bơi

1.1. Bộ dơi

  • Nơi sống: trong hang động, kẽ đá, trên cây … 

Nơi sống của dơi

  • Đời sống: bay lượn

  • Đặc điểm cấu tạo:

Cấu tạo ngoài của dơi

  • Cơ thể thon nhọn: giảm bớt trọng lượng khi bay
  • Chi trước biến đổi thành cánh da.
  • Cánh da là 1 màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền cánh tay, ống tay, xương bàn và các xương ngón với mình, chi sau và đuôi.

  • Cánh bay của dơi: có màng cánh rộng, thân ngắn: có cách bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều 1 cách linh hoạt

  • Đuôi ngắn
  • Chân yếu bám chặt vào cành cây. Khi bay chỉ cần rời vật bám, buông mình từ trên cao

  • Bộ răng nhọn dễ dàng phá vỏ kitin của sâu bọ

Bộ răng của dơi

  • Ăn sâu bọ (dơi ăn sâu bọ), ăn quả cây (dơi ăn quả). Ngoài ra, 1 số loài dơi còn ăn muỗi, hút máu, bắt cá, hút mật hoa giúp cho sự thụ phấn …

Dơi hút mật

  • Đại diện: dơi ăn quả và dơi ăn sâu bọ

Dơi ăn sâu bọ

  • Dơi kiếm ăn vào ban đêm vì:
    • Mắt dơi kém, thính giác rất tinh có thể nghe được âm thanh với tần số cao.
    • Đồng thời dơi có khả năng phát ra siêu âm va chạm vào chướng ngại vật, con mồi dội lại tai dơi: làm cho dơi xác định chính xác vị trí con mồi, thời gian từ dơi bay đến vị trí con mồi chỉ trong 1s.

Dơi phát ra siêu âm

- Cách bay của dơi: không có đường bay rõ rệt

  • Dơi có vai trò: tiêu diệt sâu bọ phá hại

1.2. Bộ cá voi

  • Môi trường sống: sống ở biển
  • Đặc điểm cấu tạo:
    • Thân hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn.
    • Có lớp mỡ dưới da rất dày
    • Cổ không phân biệt với thân.
    • Vây đuôi nằm ngang
    • Bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc

Cá heo

  • Cấu tạo các chi:
    • Chi trước biến đổi thành vây bơi dạng mái chèo, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như ở động vật có xương sống khác. 

Vây ngực cá voi

  • Cách lấy thức ăn của cá voi:
    • Cá voi không có răng, trên hàm có nhiều tấm sừng rủ xuống như cái sàng lọc nước
    • Khi cá voi há miệng, nước mang tôm, cá và những động vật nhỏ vào miệng cá voi
    • Khi cá voi ngậm miệng, thức ăn được giữ trong miệng, còn nước theo khe các tấm sừng ra ngoài

  • Sinh sản: đẻ con, nuôi con bằng sữa
  • Đại diện:
    • Cá voi xanh: dài 33m, nặng 160 tấn, loài động vật lớn nhất trong giới động vật

Cá voi xanh

  • Cá heo: có răng, cơ thể dài khoảng 1.5m, có mõm kéo dài trông giống cái mỏ. Rất thông minh, thực hiện được những tiết mục xiếc một cách khéo léo.

Cá heo

* So sánh cấu tạo ngoài và tập tính ăn giữa dơi và cá voi

Tên động vật

Chi trước

Chi sau

Đuôi

Cách di chuyển

Thức ăn

Đặc điểm của răng. Cách ăn

Dơi

Cánh da

Nhỏ, yếu

Đuôi ngắn

Bay không có đường bay rõ rệt

Sâu bọ

Răng nhọn, răng phá vỡ vỏ cứng của sâu bọ

Cá voi

Vây bơi

Tiêu biến

Vây đuôi

Bơi uốn mình theo chiều dọc

Tôm, cá, động vật nhỏ

Không có răng, lọc mồi bằng các khe của tấm sừng miệng

2. Luyện tập Bài 49 Sinh học 7

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 49 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-Câu 6: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 49 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 161 SGK Sinh học 7

Bài tập 2 trang 161 SGK Sinh học 7

Bài tập 7 trang 108 SBT Sinh học 7

Bài tập 8 trang 108 SBT Sinh học 7

Bài tập 12 trang 114 SBT Sinh học 7

Bài tập 13 trang 114 SBT Sinh học 7

Bài tập 18 trang 115 SBT Sinh học 7

3. Hỏi đáp Bài 49 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247