Trang chủ Lớp 7 Sinh học Lớp 7 SGK Cũ Chương 6: Ngành Động Vật Có Xương Sống Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt

Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Bộ ăn sâu bọ

  • Đặc điểm:
    • Thú nhỏ, có mõm kéo dài thành vòi ngắn.
    • Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ gồm: những răng nhọn, răng hàm cũng có 3 – 4 mấu nhọn.
    • Thị giác kém phát triển, khứu giác phát triển, đặc biệt có những lông xúc giác dài ở trên mõm  thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi.
  • Đời sống: có tập tính đào hang, tìm mồi và sống đơn độc (trừ thời gian sinh sản và nuôi con).
  • Đại diện: chuột chù, chuột chũi

Chuột và bộ răng của chuột

  • Chuột chù: có tập tính đào bới đất, đám lá rụng tìm sâu bọ và giun đất. Có tuyến mồ hôi hai bên sườn.

Chuột chũi

  • Chuột chũi: có tập tính đaog hang trong đất tìm ấu trùng sâu bọ và giun đất. Có chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang.

1.2. Bộ gặm nhấm

  • Đặc điểm:
    • Bộ thú có số lượng loài lớn nhất.
    • Có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm: thiếu răng nanh, răng cửa rất sắc và cách răng hàm 1 khoảng trống gọi là khoảng trống hàm

Bộ răng gặm nhấm

  • Đại diện
    • Chuột đồng:

Chuột đồng

  • Có tập tính đào hang chủ yếu bằng răng cửa, ăn tạp, sống bầy đàn

Sóc

  • Có đuôi dài, xù giúp con vật giữ thăng bằng khi chuyền cành, đi ăn theo đàn hàng chục con, ăn quả, hạt
  • Một số đại diện khác của bộ gặm nhấm

Chuột hải ly

1.3. Bộ ăn thịt

  • Đặc điểm: bộ thú có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt:
    • Răng cửa ngắn, sắc để róc xương
    • Răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi
    • Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để nghiền mồi
    • Các ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày  bước đi rất êm.
    • Khi di chuyển các ngón chân tiếp xúc với đất  con mồi chạy rất nhanh
    • Khi bắt mồi các vuốt sắc nhọn giương ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi.

Bộ răng của sói

Móng vuốt của mèo

 

  • Hổ, báo: săn mồi đơn độc bằng cách rình mồi và vồ mồi

Hổ vồ mồi

  • Sói: săn mồi theo bầy đàn bằng cách đuổi mồi

Sói săn mồi theo bầy đàn

  • Đại diện: mèo, hổ, báo, chó sói, gấu …

* Cấu tạo, đời sống và tập tính của một số đại diện thuộc bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt

Bộ thú

Loài động vật

Môi trường sống

Đời sống

Cấu tạo răng

Cách bắt mồi

Chế độ ăn

Ăn sâu bọ

Chuột chù

Đào hang trong đất

Đơn độc

Các răng đều nhọn

Tìm mồi

Ăn động vật

Chuột chũi

Đào hang trong đất

Đơn độc

Các răng đều nhọn

Tìm mồi

Ăn động vật

Gặm nhấm

Chuột đồng

Đào hang trong đất

Đàn

Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm

Tìm mồi

Ăn tạp

Sóc

Trên cây

Đàn

Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm

Tìm mồi

Ăn thực vật

Ăn thịt

Báo

Trên mặt đất và trên cây

Đơn độc

Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên sắc

Rình mồi và vồ mồi

Ăn động vật

Sói

Trên mặt đất

Đàn

Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên sắc

Đuổi mồi, bắt mồi

Ăn động vật

2. Luyện tập Bài 50 Sinh học 7

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 50 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-Câu 6: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 50 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 165 SGK Sinh học 7

Bài tập 2 trang 165 SGK Sinh học 7

Bài tập 3 trang 165 SGK Sinh học 7

Bài tập 5 trang 112 SBT Sinh học 7

Bài tập 9 trang 113 SBT Sinh học 7

Bài tập 11 trang 113 SBT Sinh học 7

Bài tập 14 trang 114 SBT Sinh học 7

Bài tập 15 trang 114 SBT Sinh học 7

3. Hỏi đáp Bài 50 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247