Tóm tắt bài
1.1. Vận động của Trái đất quanh trục
(Hình 19. Hướng tự quay của Trái Đất)
- Hướng tự quay trái đất từ Tây sang Đông
- Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ.
- Chia bề mặt trái đất thành 24 khu vực giờ
- Mỗi khu vực có 1giờ riêng đó là giờ khu vực
- Giờ gốc (GMT) khu vực có kinh tuyến gốc đi qua chính giữa làm khu vực giờ gốc và đánh số 0 (còn gọi giờ quốc tế )
- Phía đông có giờ sớm hơn phía Tây
- Kinh tuyến 180 là đường đổi ngày quốc tế.
(Hình 20. Các khu vực giờ trên Trái Đất)
- Dựa trên bản đồ hình 20 (trang 22 SGK Địa lý 6) và cho biết: Khi khu vực giờ gốc là 12 giờ thì nước ta là mấy giờ?
- Múi giờ gốc (múi số 0): 12 giờ.
- Việt Nam nằm ở múi giờ số 7.
→ Vậy, khi đó Việt Nam sẽ là 0 + 7, tức là 12 giờ + 7 giờ = 19 giờ.
1.2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
a. Hiện tượng ngày đêm
- Do trái đất hình dạng cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa: Nửa được chiếu sáng là ban ngày nửa nằm trong bóng tối là ban đêm.
- Nhờ có sự vận động tự quay của trái từ tây sang đông mà khắp mọi nơi trái đất đều lần lượt có ngày đêm.
b. Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất nên các vật chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng.
- Bán cầu Bắc: lệch bên phải.
- Bán cầu Nam: lệch bên trái.
2. Luyện tập và củng cố
Qua bài học này các em cần nắm được nội dung sau:
- Vận động của Trái đất quanh trục
- Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
12 giờ
-
B.
24 giờ
-
C.
6 giờ
-
D.
30 giờ
-
-
A.
19 giờ
-
B.
12 giờ
-
C.
7 giờ
-
D.
10 giờ
Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3. Hỏi đáp Bài 7 Địa lí 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!