Trang chủ Lớp 6 Địa lý Lớp 6 SGK Cũ Chương I: Trái Đất Địa lí 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của trái đất

Địa lí 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của trái đất

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất 

  • Bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: vỏ, trung gian và lõi.

a. Lớp vỏ

Lớp vỏ Trái Đất

(Lớp vỏ Trái Đất)

  • "Vỏ Trái Đất có độ dày dao động từ 5km dưới đáy các đại dương đến 70-80km ở trên lục địa. Ở những chỗ núi càng cao thì độ dày của vỏ Trái Đất càng lớn. Lớp này cũng phân thành 2 tầng: ở trên là tầng granit gồm các loại đá nhẹ, ở dưới là tầng badan gồm những loại đá nặng hơn.Nhiệt độ tối đa đạt 10000C."
    • Độ dày:Từ 5 km đến 70 km
    • Trạng thái: Rắn chắc.
    • Lớp vỏ mỏng nhất, nhưng có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
    • Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ đạt tới 1000oC

b. Lớp trung gian 

Lớp trung gian

(Lớp trung gian)

  • "Lớp trung gian hay còn gọi là bao Manti có độ sâu đến gần 3000km. Thành phần vật chất của lớp này ở trạng thái quánh dẻo. Trong điều kiện thuận lợi, nó có thể chảy lỏng như sáp ong. Lớp này cũng chia thành 2 tầng. Tầng trên có những dòng đối lưu vận chuyển vật chất liên tục. Chúng là nguyên nhân chính gây nên sự di chuyển của các lục địa trên bề mặt Trái Đất và các hiện tượng động đất, núi lửa.Tầng dưới vật chất ở trạng thái rắn ổn định và đồng nhất."
    • Độ dày gần 3000km
    • Có thành phần vật chất ở trạng thái dẻo quánh là nguyên nhân gây nên sự di chuyển các lục địa trên bề mặt trái đất. 
    • Khoảng từ 1500 4700oC.

c. Lớp nhân (lõi) 

Lớp nhân (lõi)

(Lớp nhân (lõi))

 

  • "Lõi Trái Đất cũng chia thành 2 lớp: Nhân ngoài ở độ sâu từ 2900- 5100km, vật chất ở trạng thái lỏng. Nhân trong ở độ sâu từ 5100- 6370 km, vật chất ở trạng thái rắn và đậm đặc."
    • Độ dày: trên 3000 km.
    • Trạng thái: Lỏng ở ngoài rắn ở trong.
    • Nhiệt độ cao nhất khoảng: 5000oC.

Cấu tạo bên trong của Trái Đất     

(Hình 26: Cấu tạo bên trong của Trái Đất)        

Hình 27. Các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất

                    (Hình 27. Các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất)

♦ Cấu tạo của bên trong Trái Đất được tóm tắt trong bảng sau: 

Lớp

Độ dày

Trạng Thái

Nhiệt độ

Vỏ Trái Đất

5- 70km

Rắn chắc

Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, tối đa chỉ tới 10000C

Trung gian

Gần 3000km

Từ quánh dẻo đến lỏng

Khoảng 1500- 47000C

Lõi

Trên 3000km

Lỏng ở ngoài, rắn ở trong

Cao nhất khoảng 50000C

1.2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất

  • Vỏ Trái Đất là lớp rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
  • Lớp vỏ Trái Đất chỉ chiếm 1% thể tích và 0, 5% khối lượng của Trái Đất. 
  • Lớp vỏ của Trái Đất có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên và là nơi sinh sống, hoạt động xã hội của con người.
  • Gồm một số địa mảng nằm kề nhau tạo thành.
    • Các địa mảng di chuyển rất chậm.Có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau

Các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất

(Các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất)

  • Hai mảng tách xa nhau:
    • Các mảng dần tách xa nhau về hai phía.
    • Hình thành vực sâu, sống núi dưới đại dương.

→ Gây động đất, núi lửa, sóng thần.

Các mảng xô vào nhau

(Các mảng Xô vào nhau)

 

  • Hai mảng xô vào nhau:
    • Hai mảng nén ép vào nhau
    • Hai mảng xô trườn lên nhau

→ Hình thành: núi cao, vực sâu

Câu hỏi 1: Dựa vào hình 27 (trang 32 SGK Địa lý 6) hãy nêu số lượng các mảng chính của lớp vỏ Trái Đất. Đó là những địa mảng nào?

Trả lời: 

  • Bao gồm có 7 mảng kiến tạo lớn: 
  • Mảng Thái Bình Dương
  • Mảng Ấn Độ Ôxtrâylia
  • Mảng Âu Á
  • Mảng Phi. 
  • Mảng Bắc Mĩ. 
  • MảngNam Mĩ
  • Mảng Nam Cực.

Câu hỏi 2: Dựa vào hình 26 (trang 31 SGK Địa lý 6) và bảng ở trang 32, hãy trình bày đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất.

Trả lời: 

  • Lớp vỏ
    • Độ dày:Từ 5 km đến 70 km
    • Trạng thái: Rắn chắc.
    • Lớp vỏ mỏng nhất, nhưng có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
    • Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ đạt tới 1000oC
  • Lớp trung gian 
    • Độ dày gần 3000km
    • Có thành phần vật chất ở trạng thái dẻo quánh là nguyên nhân gây nên sự di chuyển các lục địa trên bề mặt trái đất. 
    • Khoảng từ 1500 4700oC.
  • Lớp nhân (lõi) 
    • Độ dày: trên 3000 km.
    • Trạng thái: Lỏng ở ngoài rắn ở trong.
    • Nhiệt độ cao nhất khoảng: 5000oC.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em cần nắm được cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: cấu tạo cuả 3 lớp đó. Một phần quan trọng nữa các em phải nắm đó là cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất như thế nào? Chức năng của lớp vỏ hay vai trò của lớp vỏ đối với Trái Đất là như thế nào?

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 6 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 2 trang 36 SBT Địa lí 6

Bài tập 3 trang 36 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 37 SBT Địa lí 6

Bài tập 2 trang 37 SBT Địa lí 6

Bài tập 3 trang 37 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 15 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 2 trang 15 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 3 trang 15 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 4 trang 16 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 5 trang 16 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 6 trang 16 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 7 trang 16 Tập bản đồ Địa Lí 6

4. Hỏi đáp Bài 10 Địa lí 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247