Tóm tắt bài
1.1. Thành phần của không khí
- Thành phần của không khí gồm:
- Khí nitơ: 78%
- Khí ôxi: 21%
- Hơi nước và các khí khác: 1%
- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng mây, mưa…
1.2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (khí quyển)
- Các tầng khí quyển:
- Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.
- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
- Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC)
- Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, sấm chớp,….
- Tầng bình lưu: 16 80km, có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật.
- Các tầng cao của khí quyển: cao trên 80 km không khí rất loãng.
1.3. Các khối khí
- Các khối khí luôn luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua. Di chuyển đến đâu lại chịu ảnh hưởng của bề mặt nơi đó làm tính chất ban đầu bị thay đổi (biến tính)
- Khối khí nóng: Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao
- Khối khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp
- Khối khí đại dương: Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn
- Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
Bài tập 1: Dựa vào biểu đồ hình 45 (trang 52 SGK Địa lý 6), cho biết:
- Các thành phần của không khí.
- Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Trả lời:
- Thành phần của không khí gồm:
- Khí nitơ: 78%
- Khí ôxi: 21%
- Hơi nước và các khí khác: 1%
Bài tập 2: Quan sát hình 46 (trang 53 SGK Địa lý 6), hãy cho biết:
- Lớp vỏ khí gồm những tầng nào?
- Tầng gần mặt đất, có độ cao trung bình đến 16 km là tầng gì?
Trả lời:
- Lớp vỏ khí gồm những tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
- Tầng gần mặt đất, có độ cao trung bình đến 16 km là tầng Đối lưu.
Bài tập 3: Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầng gì?
- Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầng Bình lưu.
Bài tập 4: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất.
- Cung cấp các chất khí cần thiết cho sự sống.
- Bảo về cho Trái Đất tránh các tia tử ngoại và hạn chế sự phá hủy do thiên thạch gây ra.
- Điều hòa nguồn nhiệt trên Trái Đất giúp sự sống tồn tại…
Bài tập 5: Dựa vào bảng các khối khí, cho biết:
- Khối khí nóng và khối khí lạnh hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại.
- Khối khí đại dương và khối khí lục địa hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại.
Trả lời:
- Khối khí nóng: Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao
- Khối khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp
- Khối khí đại dương: Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn
- Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
Bài tập 6: Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm tầng đối lưu.
Trả lời:
- Lớp vỏ khí gồm những tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
- Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.
- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
- Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC)
- Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, sấm chớp,….
Bài tập 7: Dựa vào đâu có sự phân ra: các khối khí nóng, lạnh và các khối khí đại dương, lục địa?
- Dựa vào Nhiệt độ phân ra: khối khí nóng và khối khí lạnh.
- Dựa vào mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền phân ra: khối khí đại dương và khối khí lục địa.
Bài tập 8: Khi nào khối khí bị biến tính?
- Các khối khí không đứng yên một chỗ, chúng luôn di chuyển và thay đổi thời tiết mà những nơi chúng đi qua.
- Đồng thời, chúng cũng chiu ảnh hưởng của mặt đệm của những nơi ấy mà thay đổi tính chất còn có thể gọi là biến tính.
3. Luyện tập và củng cố
Học xong bài này các em cần nắm: Vai trò và đặc điểm ngành chăn nuôi, thủy sản
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
Khí Cacbonic
-
B.
Khí Nito
-
C.
Hơi nước
-
D.
Oxi
-
-
A.
Tầng đối lưu
-
B.
Tầng Ion nhiệt
-
C.
Tầng cao của khí quyển
-
D.
Tầng bình lưu
Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 6 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 3 trang 54 SGK Địa lý 6
Bài tập 1 trang 55 SBT Địa lí 6
Bài tập 2 trang 55 SBT Địa lí 6
Bài tập 1 trang 56 SBT Địa lí 6
Bài tập 2 trang 56 SBT Địa lí 6
Bài tập 1 trang 57 SBT Địa lí 6
Bài tập 2 trang 57 SBT Địa lí 6
Bài tập 1 trang 24 Tập bản đồ Địa Lí 6
Bài tập 2 trang 24 Tập bản đồ Địa Lí 6
Bài tập 3 trang 24 Tập bản đồ Địa Lí 6
Bài tập 4 trang 25 Tập bản đồ Địa Lí 6
Bài tập 5 trang 25 Tập bản đồ Địa Lí 6
4. Hỏi đáp Bài 17 Địa lí 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!