Trang chủ Lớp 6 Địa lý Lớp 6 SGK Cũ Chương II: Các Thành Phần Tự Nhiên Của Trái Đất Địa lí 6 Bài 25: Thực hành Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương

Địa lí 6 Bài 25: Thực hành Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Hinh 64. Bản đồ các dòng biển trong Đại dương Thế giới

(Hinh 64. Bản đồ các dòng biển trong Đại dương Thế giới)

1. Dựa vào bản đồ các dòng biển trong Đại dương Thế giới, hãy

  • Cho biết vị trí và hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Bắc, trong Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
  • Cho biết vị trí và hướng chảy của các dòng biển ở nửa cầu Nam.
  • So sánh vị trí và hướng chảy của các dòng biển nói trên ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam, từ đó rút ra nhận xét chung về hướng chảy của các dòng biển nóng là lạnh trong Đại dương Thế giới.

Hướng dẫn trả lời: 

  • Vị trí và hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Bắc:
    • Đại Tây Dương:
      • Dòng biển nóng Gơn-xrim, chảy từ chí tuyến Bắc lên Bắc Âu, Mỹ.
      • Dòng biển nóng Guy-an, chảy từ Bắc xích đạo lên 30oB.
      • Dòng biển lạnh Grơn-len, chảy từ vùng cực Bắc xuống chí tuyến.
    • Thái Bình Dương:
      • Dòng biển nóng Cư-rô-si-ô, chảy từ xích đạo lên Đông Bắc.
      • Dòng biển nóng Alaxca, chảy từ xích đạo lên Tây Bắc.
      • Dòng biển lạnh Ca-li-fooc-ni-a, chảy từ 40o B chảy về xích đạo.
      • Vị trí và hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Nam:
    • Đại Tây Dương:
      • Dòng biển nóng Bra-xin, chảy từ xích đạo chảy về Nam.
      • Dòng biển lạnh Ben-ghê-la, chảy từ phía Nam lên xích đạo.
    • Thái Bình Dương:
    • Dòng biển nóng Đông Úc, chảy từ xích đạo chảy về hướng Đông Nam.
    • Dòng biển lạnh Pê-ru, chảy từ phía Nam 60oN lên xích đạo.
  • So sánh và nhận xét:
    • Hầu hết các dòng biển Nóng ở hai bán cầu đều xuất phát từ vĩ độ Thấp chảy lên vùng vĩ độ Cao.
    • Các dòng biển Lạnh ở hai bán cầu xuất phát ở vùng vĩ độ Cao chảy về vùng vĩ độ Thấp.

2. Dựa vào lược đồ hình 65 (trang 76 SGK Địa lý 6) dưới đây, hãy

  • So sánh nhiệt độ của các địa điểm A,B,C,D cùng nằm trên một vĩ độ 60oB.
  • Từ so sánh trên, nêu ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu những vùng ven biển mà chúng đi qua.

Hinh 65. Nhiệt độ của các vùng ven biển có hải lưu chảy qua

Hinh 65. Nhiệt độ của các vùng ven biển có hải lưu chảy qua

Hướng dẫn trả lời: 

  • Điểm A, B nằm cạnh dòng biển lạnh Nên nhiệt độ thấp hơn.
  • Điểm C, D nằm cạnh dòng biển nóng Nên nhiệt độ cao hơn.

→ Kết luận:

  • Dòng biển Nóng làm cho nhiệt độ các vùng ven biển cao hơn các vùng cùng vĩ độ.
  • Dòng biển Lạnh làm cho nhiệt độ các vùng ven bờ thấp hơn các vùng cùng vĩ độ.

2. Luyện tập và củng cố

Học xong bài này các em cần nắm được: 

  • Dòng biển nóng lạnh
  • Vị trí và hướng chảy của hai dòng biển đó

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 25 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. chí tuyến Bắc xuống chí tuyến Nam
    • B. Chí tuyến Bắc lên Bắc Âu, Mỹ.
    • C. Chảy từ Bắc xích đạo đến Bắc Âu, Mỹ
    • D. Chảy từ vùng cực Bắc xuống chí tuyến.
    • A. Vùng cực Bắc xuống chí tuyến.
    • B. Vùng cực Bắc xuống cực Nam
    • C. Chảy từ Bắc xích đạo lên 30oB.
    • D. Chảy từ xích đạo lên Đông Bắc.

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 6 Bài 25 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 76 SGK Địa lý 6

Bài tập 2 trang 76 SGK Địa lý 6

Bài tập 1 trang 78 SBT Địa lí 6

Bài tập 2 trang 79 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 37 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 2 trang 37 Tập bản đồ Địa Lí 6

3. Hỏi đáp Bài 25 Địa lí 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247