Tóm tắt bài
1.1. Sông và lượng nước của sông
a. Sông
- Sông là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa.
- Nguồn cung cấp nước cho sông: mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.
- Là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông gọi là: Lưu vực sông.
- Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.
b. Lượng nước của sông
- Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong 1 giây (m3/s)
- Lượng nước của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.
- Thủy chế sông: Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của một con sông trong một năm.
- Đặc điểm của một con sông thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó.
1.2. Hồ
- Hồ là khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền.
- Có 2 loại hồ:
- Hồ nước mặn
- Hồ nước ngọt.
- Nguồn gốc hình thành khác nhau.
- Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây)
- Hồ miệng núi lửa (Biển Hồ, Gia Lai)
- Hồ nhân tạo (phục vụ thủy điện)
- Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện…
- Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch.
- Ví dụ: Hồ Lăk (Đăk Lăk), Hồ Than Thở (Đà Lạt), Hồ Tây (Hà Nội), hồ Gươm (Hà Nội)…
Câu 1: Bằng những hiểu biết thực tế, em hãy cho ví dụ về những lợi ích của sông.
- Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
- Phát triển giao thông đường thuỷ.
- Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản.
- Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
- Điều hoà nhiệt độ.
- Tạo cảnh quan mội trường…
Câu 2: Em hãy nêu tên một số hồ nhân tạo mà em biết. Các hồ này có tác dụng gì?
- Một số hồ nhân tạo ở Việt Nam: Hồ Ayun Hạ, hồ Cấm Sơn, hồ Dầu Tiếng, hồ Định Bình, hồ Hòa Bình, hồ Phú Ninh, hồ Suối Hai, hồ Thác Bà, hồ Tuyền Lâm…
- Tác dụng của các hồ nhân tạo:
- Điều hoà dòng chảy, tưới tiêu, phát điện, nuôi trồng thuỷ sản.
- Tạo cảnh đẹp, có khí hậu trong lành, phục vụ an dưỡng, nghỉ ngơi du lịch.
Câu 3: Sông và hồ khác nhau như thế nào?
- Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được.
- Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền.
→ Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa sông và hồ là: Sông có nước lưu thông thành dòng chảy. Hồ là nơi nước tập trung.
Câu 4: Dựa vào bảng ở trang 71 SGK Địa lý 6, hãy tính và so sánh tổng lượng nước (bằng m3) của sông Hồng và sông Mê Công trong mùa cạn và mùa lũ. Vì sao có sự chênh lệch đó?
Lưu vực và tổng lượng nước của sông Hồng và sông Mê Công
Tiêu chí
|
Sông Hồng
|
Sông Mê Công
|
Lưu vực (km2)
|
143.700
|
795.000
|
Tổng lượng nước (tỉ m3/năm)
|
120
|
507
|
Tổng lượng nước mùa cạn (%)
|
25
|
20
|
Tổng lượng nước mùa lũ (%)
|
75
|
80
|
- Cách tính tổng lượng nước (bằng m3) của sông Hồng và sông Cửu Long:
- Trước hết, xem Tổng lượng nước là 100%
- Sông Hồng:
- Tổng lượng nước mùa cạn của sông Hồng = (25 x 120) / 100 = 30 tỉ m3.
- Tổng lượng nước mùa lũ của sông Hồng = (75 x 120) / 100 = 90 tỉ m3 (hoặc: 120 – 30 = 90 tỉ m3)
- Sông Mê Công:
- Tổng lượng nước mùa cạn của sông Mê Công = (20 x 507) / 100 = 101,4 tỉ m3.
- Tổng lượng nước mùa lũ của sông Mê Công = (80 x 507) / 100 = 405,6 tỉ m3 (hoặc: 507 – 101,4 = 405,6 tỉ m3).
→ Sự chênh lệch trên là do lưu vực của sông Mê Công (795.00 km2) lớn hơn nhiều lưu vực sông Hồng (143.700 km2).
3. Luyện tập và củng cố
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
Diện tích đất đai có sông chảy qua
-
B.
Diện tích đất đai bắt nguồn của một sông
-
C.
Diện tích đất đai nơi sông thoát nước ra
-
D.
Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho 1 con sông
-
-
A.
Diện tích đất đai có sông chảy qua
-
B.
Diện tích đất đai bắt nguồn của một sông
-
C.
Diện tích đất đai nơi sông thoát nước ra
-
D.
Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho 1 con sông
-
-
A.
Lượng nước chảy ra mặt cắt ngang lòng sông
-
B.
Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông
-
C.
Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính
-
D.
Các con sông đổ nước vào con sông chính
Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 6 Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 33 Tập bản đồ Địa Lí 6
Bài tập 1-TN trang 74 SBT Địa lí 6
Bài tập 1 trang 74 SBT Địa lí 6
Bài tập 3 trang 74 SBT Địa lí 6
Bài tập 1 trang 72 SGK Địa lý 6
Bài tập 1 trang 73 SBT Địa lí 6
Bài tập 3 trang 72 SBT Địa lí 6
Bài tập 2 trang 72 SBT Địa lí 6
Bài tập 1 trang 71 SBT Địa lí 6
Bài tập 4 trang 72 SGK Địa lý 6
Bài tập 3 trang 72 SGK Địa lý 6
Bài tập 2 trang 72 SGK Địa lý 6
4. Hỏi đáp Bài 23 Địa lí 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!