Cho hình bình hành \(ABCD\) (\(AB > BC\)). Tia phân giác của góc \(D\) cắt \(AB\) ở \(E\), tia phân giác của góc \(B\) cắt \(CD\) ở \(F\).
a) Chứng minh rằng \(DE // BF\).
b) Tứ giác \(DEBF\) là hình gì ? Vì sao ?
Áp dụng:
+) Tính chất tia phân giác.
+) Tính chất hình bình hành.
+) Dấu hiệu nhận biết hình bình hành: Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
Lời giải chi tiết
a) Vì \(ABCD\) là hình bình hành (gt)
\( \Rightarrow \widehat {ABC} = \widehat {ADC}\) (tính chất hình bình hành ) (1)
Vì \(BF\) là tia phân giác góc \(B\) (gt)
\( \Rightarrow \)\(\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}} = \frac{{\widehat {ABC}}}{2}\) (tính chất tia phân giác) (2)
Vì \(DE\) là tia phân giác góc \(D\) (gt)
\( \Rightarrow \) \(\widehat {{D_1}} = \widehat {{D_2}} = \frac{{\widehat {ADC}}}{2}\) (tính chất tia phân giác) (3)
Từ (1), (2), (3) \(\Rightarrow \widehat {{D_2}} = \widehat {{B_1}}\) mà hai góc này ở vị trí so le trong do đó: \(DE//BF\) (*) (dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)
b) Ta lại có \(ABCD\) là hình bình hành (gt)
\( \Rightarrow \)\(AB // CD\) (tính chất hình bình hành) nghĩa là \(BE // DF\) (**)
Từ (*) và (**) ta có tứ giác \(DEBF\) là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
Copyright © 2021 HOCTAP247