a) Giây
1 giờ = 60 phút
1 phút = 60 giây
b) Thế kỉ
1 thế kỉ = 100 năm
...............
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a) 1 phút = ... giây 2 phút = ... giây
60 giây = ... phút 7 phút = ... giây
1313 phút = ... giây 1 phút 8 giây = ... giây
b) 1 thế kỉ = ...năm 5 thế kỉ =...năm
100 năm = .....thế kỉ 9 thế kỉ =....năm
1212 thế kỉ = ...năm 1515 thế kỉ = ....năm
Hướng dẫn giải:
Dựa vào các cách chuyển đổi :
1 giờ = 60 phút
1 phút = 60 giây
1 thế kỉ = 100 năm
a) 1 phút = 60 giây 2 phút = 120 giây
60 giây = 1 phút 7 phút = 420 giây
\(\frac{1}{3}\) phút = 20 giây 1 phút 8 giây = 68 giây
b) 1 thế kỉ = 100 năm 5 thế kỉ = 500 năm
100 năm = 1 thế kỉ 9 thế kỉ = 900 năm
\(\frac{1}{2}\) thế kỉ = 50 năm \(\frac{1}{5}\) thế kỉ = 20 năm
Bài 2:
a) Bác Hồ sinh năm 1890. Bác Hồ sinh vào thế kỉ nào ?
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Năm đó thuộc thế kỉ nào ?
b) Cách mạng tháng Tám thành công vào năm 1945. Năm đó thuộc thế kỉ nào ?
c) Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 248. Năm đó thuộc thế kỉ nào ?
Hướng dẫn giải:
...............
a) Bác Hồ sinh năm 1890. Bác Hồ sinh vào thế kỉ XIX.
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Năm đó thuộc thế kỉ XX.
b) Cách mạng tháng Tám thành công vào năm 1945. Năm đó thuộc thế kỉ XX.
c) Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 248. Năm đó thuộc thế kỉ III.
Bài 3:
a) Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010. Năm đó thuộc thế kỉ nào? Tính đến nay đã được bao nhiêu năm?
b) Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Năm đó thuộc thế kỉ nào? Tính đến nay đã được bao nhiêu năm?
Hướng dẫn giải:
...............
a) Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010. Năm đó thuộc thế kỉ XI.
Tính đến nay đã được số năm là: 2018 - 1010 = 1008 (năm)
b) Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Năm đó thuộc thế kỉ X.
Tính đến nay đã được số năm là: 2018 - 938 = 1080 (năm).
Bài 1:
a) Kể tên những tháng có: 30 ngày; 31 ngày; 28 hoặc 29 ngày
b) Cho biết: Năm nhuận là năm mà tháng 2 có 29 ngày
Các năm không nhuận thì tháng 2 chỉ có 28 ngày.
Hỏi: Năm nhuận có bao nhiêu ngày? Năm không nhuận có bao nhiêu ngày?
Hướng dẫn giải:
a) Các tháng có 30 ngày là: tháng tư, tháng sáu, tháng chín, tháng mười một.
Các tháng có 31 ngày là: tháng giêng, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng tám, tháng mười, tháng mười hai.
Tháng có 28 (hoặc 29) ngày là tháng hai
b) Năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
3 ngày = ... giờ \(\frac{1}{3}\) ngày = ... giờ 3 giờ 10 phút = ... phút
4 giờ = ... phút \(\frac{1}{4}\) giờ = ... phút 2 phút 5 giây = ... giây
8 phút = ... giây \(\frac{1}{2}\) phút = ... giây 4 phút 20 giây = ... giây
Hướng dẫn giải:
Dựa vào các cách chuyển đổi :
1 giờ = 60 phút
1 phút = 60 giây
3 ngày = 72 giờ \(\frac{1}{3}\) ngày = 8 giờ 3 giờ 10 phút = 190 phút
4 giờ = 240 phút \(\frac{1}{4}\) giờ = 15 phút 2 phút 5 giây = 125 giây
8 phút = 480 giây \(\frac{1}{2}\) phút = 30 giây 4 phút 20 giây = 260 giây
Bài 3:
a) Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ nào ?
b) Lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi được tổ chức vào năm 1980. Như vậy Nguyễn Trãi sinh năm nào? Năm đó thuộc thế kỉ nào ?
Hướng dẫn giải:
...............
a) Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ XVIII.
b) Nguyễn Trãi sinh vào năm :
1980 - 600 = 1380
Năm 1380 thuộc thế kỉ XIV.
Bài 4: Trong cuộc thi chạy 60m. Nam chạy hết \(\frac{1}{4}\) phút, Bình chạy hết \(\frac{1}{5}\) phút. Hỏi ai chạy nhanh hơn và nhanh hơn mấy giây?
Hướng dẫn giải:
Ta có :
\(\frac{1}{4}\) phút = 15 giây \(\frac{1}{5}\) phút = 12 giây
Vì 12 giây < 15 giây nên Bình chạy nhanh hơn và nhanh hơn số giây là:
15 - 12 = 3 (giây)
Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
a) Đồng hồ chỉ
A. 9 giờ 8 phút B. 8 giờ 40 phút
C. 8 giờ 45 phút D. 9 giờ 40 phút
b) 5kg 8g = ?
A. 58g B. 508g
C. 5008g D. 580g
Hướng dẫn giải:
a) Đồng hồ chỉ 8 giờ 40 phút.
Khoanh vào B.
b) Ta có: 1kg = 1000g nên 5kg = 5000g.
Do đó: 5kg 8g = 5kg + 8g = 5000g + 8g = 5008g.
Vậy: 5kg 8g = 5008g.
Khoanh vào C.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
3 phút = …………………giây
2 phút 15 giây = ……………giây
3 thế kỉ = ………………..năm
900 năm = ……………thế kỉ
\(\frac{1}{{2}}\) phút = ……………….giây
\(\frac{1}{{6}}\) phút = ……………giây
\(\frac{1}{{4}}\) thế kỉ = ………………năm
\(\frac{1}{{5}}\) thế kỉ = ……………năm
Hướng dẫn giải:
3 phút = 180 giây
2 phút 15 giây = 135 giây
3 thế kỉ = 300 năm
900 năm = 9 thế kỉ
\(\frac{1}{{2}}\) phút = 30 giây
\(\frac{1}{{6}}\) phút = 10 giây
\(\frac{1}{{4}}\) thế kỉ = 15 năm
\(\frac{1}{{5}}\) thế kỉ = 12 năm
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
4 giờ và \(\frac{1}{2}\) giờ = …. Phút
9 phút và \(\frac{1}{3}\) phút = …. Giây
8 giờ và \(\frac{1}{6}\) giờ = ….. giờ ….. phút
5 phút và \(\frac{1}{4}\) phút = ….. phút …. giây
Hướng dẫn giải:
4 giờ và \(\frac{1}{2}\) giờ = 270 Phút
9 phút và \(\frac{1}{3}\) phút = 560 Giây
8 giờ và \(\frac{1}{6}\) giờ = 8 giờ 10 phút
5 phút và \(\frac{1}{4}\) phút = 5 phút 15 giây
Bài 3: Điền dấu <, =, > vào chỗ chấm
190 phút ..... 3 giờ 20 phút
5 phút 25 giây ..... 315 giây
\(\frac{1}{10}\) thế kỉ ..... 10 năm
4 giờ ....... 240 phút
7 phút 30 giây ..... 480 giây
Hướng dẫn giải:
190 phút < 3 giờ 20 phút
5 phút 25 giây > 315 giây
\(\frac{1}{10}\) thế kỉ = 10 năm
4 giờ = 240 phút
7 phút 30 giây < 480 giây
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Copyright © 2021 HOCTAP247